09:13 11/04/2013 Lượt xem: 403
Trước thềm xuân mới, nhằm tiếp tục cụ thể hóa sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng miền núi, dân tộc, Ủy ban Dân tộc đã ký kết hợp đồng đặt hàng xuất bản, phát hành một số ấn phẩm báo, tạp chí cấp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn năm 2013 theo Quyết định 2472/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với 19 cơ quan báo chí và Công ty Phát hành báo chí Trung ương.
09:06 11/04/2013 Lượt xem: 606
Người Cơ tu (còn gọi là người Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang) thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, cư trú tại miền núi các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, dân số hiện nay vào khoảng trên 50.000 người. Trong bức tranh văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Cơ Tu chiếm một mảng màu khá đặc sắc. Trong quá trình hình thành và phát triển, dân tộc Cơ Tu là một trong số ít dân tộc thiểu số ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên còn bảo lưu được các giá trị nguyên gốc của văn hóa dân tộc truyền thống: về nghề thủ công; nhà Gươl; nghệ thuật diễn xướng dân gian nói lý, hát lý; món ăn dân gian và rất nhiều hình thức lễ hội khác nhau liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy, lễ nghi vòng đời người, lễ hội cộng đồng... Trong đó, phải kể đến lễ hội tổ chức vào mùa xuân với những nét độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa người Cơ Tu.
09:06 11/04/2013 Lượt xem: 2331
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, hầu hết các dân tộc đều có trang phục riêng của mình. Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc là dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết và phân biệt các dân tộc với nhau, nó là kết tinh văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Bộ trang phục của người Ê Đê, Jrai, Mnông… thể hiện tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ, hài hòa với vùng thiên nhiên đầy nắng gió của cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên. Bộ trang phục của người Mông, Dao, Pà Thẻn… lại là những nốt hoa văn rực rỡ của các dân tộc cần cù trên vùng rẻo cao phía Bắc tổ quốc. Bộ trang phục của người Chăm, Khmer… đại diện cho một nền văn hóa độc đáo, nhiều bí ẩn với tháp Chàm và những ngôi chùa Khmer cổ kính, trầm lặng. Trang phục truyền thống của các dân tộc đã góp phần làm phong phú, đậm đà cho nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, nét đặc sắc đó đang dần mai một, lãng quên khiến cho việc bảo tồn trang phục gặp rất nhiều khó khăn.
09:04 11/04/2013 Lượt xem: 540
Đề cập đến nội hàm du lịch là nói tới nhu cầu tự nhiên của con người muốn khám phá vùng đất mới với những mới mẻ, hấp dẫn, kỳ thú mà nơi mình ở, mình sinh sống, làm việc không có. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển đi lên, phương tiện giao thông thuận tiện, điều kiện tài chính dồi dào thì nhu cầu du lịch càng trở nên cần thiết đối với mỗi cá nhân, gia đình, tập thể. Những chuyến du lịch thưởng ngoạn phong cảnh đó đây, tham quan di tích lịch sử, di tích văn hoá-cách mạng, hay đơn thuần chỉ là du lịch nghỉ dưỡng… cũng đã đem lại cho con người những hiểu biết có giá trị không chỉ về tư tưởng, văn hoá, tinh thần mà còn cả về tình cảm, thẩm mỹ với mảnh đất nơi mình đặt chân tới. Để rồi chính những thu nhận trực quan ấy góp phần nuôi dưỡng, bồi bổ tâm hồn, củng cố nhận thức và tri thức cho con người về các giá trị chân-thiện-mỹ trong dòng chảy của cuộc sống đương đại hôm nay.
09:01 11/04/2013 Lượt xem: 347
Trong không khí phấn khởi mừng xuân mới, vừa qua, tại Bắc Hà (Lào Cai), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã trực tiếp trao 1.390 bộ chăn đông cho 5 trường Dân tộc nội trú khó khăn thuộc 5 huyện: Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương và Bảo Thắng - một hoạt động trong Chương trình ”Nâng bước cho học sinh dân tộc nội trú” do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Thời báo Ngân hàng cùng sự tài trợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện.
08:58 11/04/2013 Lượt xem: 425
Mùa hoa ban, măng đắng lại về, ngày mùa cũng chuẩn bị bắt đầu. Đến hẹn lại lên, nguời Thái Tây Bắc lại rộn ràng với lễ hội Hết Chá đầu xuân...
08:54 11/04/2013 Lượt xem: 353
Vừa qua, Chi hội Nhà báo Tạp chí Dân tộc đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2012-2015.
08:49 11/04/2013 Lượt xem: 457
Các sắc thái văn hóa tộc người: Việt Nam từ thời lập quốc với quốc hiệu Văn Lang - Âu Lạc (cách ngày nay khoảng 2.500 năm) đã là quốc gia đa tộc người. Các dấu hiệu văn hóa hiện tại còn nhận biết được qua các di vật khảo cổ học cho thấy, có thể cư dân của các quốc gia cổ đại ấy nói các ngôn ngữ khác nhau thuộc ngữ hệ Môn - Khmer cổ, Việt - Mường cổ, Tày - Thái cổ.
03:33 11/04/2013 Lượt xem: 3265
Việt Nam là một quốc gia gồm 54 dân tộc cùng sinh sống trên khắp mọi miền Tổ quốc. Hầu hết các dân tộc thiểu số đều cư trú ở các tỉnh miền núi với địa bàn chiếm 3/4 diện tích cả nước. Tuy hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau song mỗi dân tộc đều đã sáng tạo ra một di sản nghệ thuật độc đáo cho riêng mình. Truyền thống văn hoá của các dân tộc thiểu số đã kết tinh thành những tinh hoa nghệ thuật đặc sắc, tạo nên vẻ đẹp muôn màu của dân tộc. Đây là kho tàng vô cùng quí giá của văn hoá Việt Nam.