02:56 11/03/2013 Lượt xem: 2057
Cũng như nhiều dân tộc khác, trong các dịp lễ tết, lễ hội, mừng nhà mới, cưới, hỏi, đón khách... rượu cần là đồ uống không thể thiếu đối với phong tục sinh hoạt văn hoá của người Thái. Rượu cần là loại rượu ủ trong chum, không chưng cất, khi uống phải dùng cần làm bằng thân cây trúc hoặc dây mây đục thông lỗ để hút rượu. Người Thái làm rượu cần với các loại nguyên liệu gồm men, chất tinh bột gạo, ngô, sắn… và vỏ trấu. Vì vậy rượu cần có tên gọi là rượu trấu.
02:54 11/03/2013 Lượt xem: 257
Nhân dịp năm mới 2012, mừng Đảng, mừng xuân Nhâm Thìn, thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc, qua Báo Dân tộc và Phát triển, tôi thân ái gửi tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan công tác dân tộc cả nước và gia đình các đồng chí lời chúc tốt đẹp nhất.
02:46 11/03/2013 Lượt xem: 441
Theo già làng Điểu Lên: “Đồng bào Stiêng tại đây luôn trăn trở về tái tên sóc Bom Bo. Hiện nay con cháu sinh ra, nhiều đứa không biết ở đây là nơi ngày xưa cha ông nó giã gạo nuôi quân. Vì vậy, ai cũng có nguyện vọng là xin được lấy lại tên địa danh sóc Bom Bo để con cháu sau này còn biết đến truyền thống của cha ông, vì đây không chỉ là niềm tự hào của người Stiêng mà còn của cả tỉnh Bình Phước”. Để đến được với sóc Bom Bo, phải đi theo quốc lộ 14 từ trung tâm thị xã ĐỒng Xoài (tỉnh Bình Phước) theo hướng ngược về tỉnh Tây Nguyên. Đường đi khá gian nan do Quốc lộ 14 hiện nay đang nâng cấp nên rất gập gềnh, đầy bụi bặm. Tuy nhiên, điều này không cản được bước chân của chúng tôi, bởi từ lâu, chúng rôi đã háo hức muốn về với địa danh lịch sử nổi tiếng này.
02:46 11/03/2013 Lượt xem: 256
Trong cái rét ngọt ngào của vùng cao quê tôi, khi tầng tầng, lớp lớp thửa ruộng bậc thang được phủ màu xanh non nõn nà của những đon mạ mới cấy, từ triền núi cao đến thung sâu bạt ngàn nụ đào cựa mình, tách vỏ, thắp lửa hồng trên cây cành khẳng khiu… thời khắc ấy, cho dù đất trời muốn chu trình thời gian chầm chậm trôi thì ngày cuối năm vẫn đến với người vùng cao quê tôi.
02:45 11/03/2013 Lượt xem: 323
Mùa gặt đã qua. Không còn những dòng thác lúa chảy vàng qua sườn núi, mất cơ hội để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của ruộng bậc thang Mù Căng Chải. Nhưng khi mùa gặt qua, những thửa ruộng mới bộc lộ hết những đường nét gợi cảm của chúng và một vẻ đẹp khác hiện lên...
02:44 11/03/2013 Lượt xem: 276
Tây Nguyên, sáng trời se lạnh, ngàn vạn hoa cúc quỳ khoe sắc vàng như chào đón tiết trời vào xuân. Chúng tôi đến vùng biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, nơi đây có những ngôi làng cảnh nhà tranh vách đất dựng lên một bức tranh “làng nhà Thái” tuyệt đẹp, nhiều đứa con của buôn làng đã biết trồng cao su, cà phê, tiêu, điều… để làm nên tỷ phú.
Ngày xuân nghĩ về chính sách đối với chữ viết dân tộc thiểu số sau 30 năm thực hiện Quyết định 53/CP
02:37 11/03/2013 Lượt xem: 448
Chính sách dân tộc đúng đắn và sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội đã đạt được những thành tựu rất to lớn, rất mới mẻ, rất hiện đại, kể cả việc thực hiện chính sách ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số.
02:35 11/03/2013 Lượt xem: 1959
Người Cơ Tu (còn gọi là Ca Tu, Gạo, Hạ, Phương, Ca-tang) thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, cư trú tại miền núi các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, dân số hiện nay vào khoảng trên 50.000 người. Trong bức tranh văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Cơ Tu chiếm một mảng màu sắc khá đặc sắc. Dân tộc Cơ Tu là một trong số ít dân tộc thiểu số ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên còn bảo lưu được các giá trị nguyên gốc của văn hóa dân tộc truyền thống: Nghề thủ công; nhà Gươl; nghệ thuật diễn xướng dân gian nói lý, hát lý; món ăn dân gian và rất nhiều hình thức lễ hội khác nhau liên quan đến chu kì canh tác nương rẫy, lễ nghi vòng đời người, lễ hội cộng đồng… Trong đó, phải kể đến hội tổ chức vào mùa xuân với những nét độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa người Cơ Tu.
02:34 11/03/2013 Lượt xem: 358
Dân tộc Êđê có khoảng 330.348 người, là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền Trung Tây nguyên. Đối với đồng bào Êđê, nguồn nước ăn luôn là yếu tố quan trọng nhất của cuộc sống. Mỗi khi muốn di chuyển làng về một nơi ở mới, đồng bào phái người đi tìm đất; ngoài yếu tố đất đai màu mỡ để có thể sản xuất thì điều kiện tiên quyết là phải có nguồn nước mạch dồi dào quanh năm có thể xây dựng bến nước cho buôn làng. Cúng bến nước được tổ chức sau vụ mùa. Tại nhà chủ buôn diễn ra cuộc họp với sự tham dự của các già làng có uy tín để bàn việc cúng bến nước.