Cuộc thi "Bác Hồ với các dân tộc thiểu số, các dân tộc thiểu số với Bác Hồ kính yêu"
10:04 25/03/2013 Lượt xem: 276
Ngày 22/8/2012, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã ký Quyết định số 197/QĐ-UBDT thành lập Ban Tổ chức cuộc thi “Bác Hồ với các dân tộc thiểu số; các dân tộc thiểu số với Bác Hồ kính yêu”.
09:58 25/03/2013 Lượt xem: 551
Diễn ra từ ngày 4 đến 6/11 tại tỉnh Lạng Sơn, Liên hoan nghệ thuật Hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ IV bao gồm nhiều hoạt động lớn nhằm tiến tới quá trình lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Hát Then, đàn Tính là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
09:56 25/03/2013 Lượt xem: 11643
Luật tục thể hiện bao quát, phong phú các mối quan hệ xã hội truyền thống, không thể phủ nhận rằng, hiện nay luật tục vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, không những ở Việt Nam mà ở cả những nước phát triển.
03:01 11/03/2013 Lượt xem: 287
Mùa xuân này, gia đình chị Quàng Thị Lẻ ở bản Na Phát C, xã Na Son, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đón Tết trong niềm vui hân hoan. Tiếp chuyện chúng tôi trong căn nhà gỗ 3 gian rộng rãi, thoáng mát còn thơm mùi véc ni, chị Lẻ xúc động nói: “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nay mình đã làm được nhà, không lo dột nát, giá rét nữa rồi. Mừng lắm!”
02:58 11/03/2013 Lượt xem: 460
Vượt qua những con đường đèo dốc uốn lượn, chúng tôi đến với đồng bào Mông xã Pà Cò (Mai Châu-Hòa Bình). Tháng Chạp, hai bên đường hoa đào, hoa mận nở khắp triền đồi. Những cây hồng trĩu quả, những nương ngô, nương sắn bạt ngàn một màu xanh.
02:58 11/03/2013 Lượt xem: 324
“Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi Năm canh bớt nặng nỗi thương đời Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Đó là một trong những khổ thơ hay nhất, xúc động nhất trong bài thơ “Bác ơi” của nhà thơ Tố Hữu, viết sau khi Bác Hồ từ trần. Cả cuộc đời vinh quang của Bác-như Bác đã từng nói-là để hiến dâng cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam thân yêu, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số.
02:57 11/03/2013 Lượt xem: 260
Từ trên núi cao nhìn xuống, bản Nặm Chà (xã Đội Cấn, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) giống như đôi giọt nước tựa vai nhau, thanh thản, quây quần giữa hai dòng suối Nặm Chà và Khuổi Nọi ngày đêm yên bình, reo vui trong màu xanh ngút ngàn của núi rừng biên giới. Theo như người già trong bản kể thì từ thời “khai thiên lập địa”, nước suối ở đây có màu xanh nhàn nhạt, phải chăng vì thế mà người xưa đã đặt tên cho mảnh đất này là “Nước Chà”…
02:57 11/03/2013 Lượt xem: 1078
Nói đến tính đa dạng văn hóa ở Việt Nam, không thể không nói đến văn hóa Tây Nguyên với hàm nghĩa như là một vùng văn hóa có bản sắc riêng hội tụ nhiều sắc thái trên cơ sở cộng cư của nhiều tộc người, đặc biệt là những tộc người bản địa như Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xê Đăng, M’nông, Brâu… Tính đa dạng của văn hóa Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa sống còn trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc mà còn là đặc trưng cơ bản trong nền tảng tinh thần xã hội của vùng văn hóa Tây Nguyên.
02:56 11/03/2013 Lượt xem: 2056
Cũng như nhiều dân tộc khác, trong các dịp lễ tết, lễ hội, mừng nhà mới, cưới, hỏi, đón khách... rượu cần là đồ uống không thể thiếu đối với phong tục sinh hoạt văn hoá của người Thái. Rượu cần là loại rượu ủ trong chum, không chưng cất, khi uống phải dùng cần làm bằng thân cây trúc hoặc dây mây đục thông lỗ để hút rượu. Người Thái làm rượu cần với các loại nguyên liệu gồm men, chất tinh bột gạo, ngô, sắn… và vỏ trấu. Vì vậy rượu cần có tên gọi là rượu trấu.