10:50 08/06/2015 Lượt xem: 7098
Việc thờ cúng tổ tiên trước hết xuất phát từ sự ghi nhớ công ơn nguồn cội có gắn với quan niệm về sự bất diệt của linh hồn con người sau khi chết. Người Nùng quan niệm về sự tồn tại của linh hồn bên trong thể xác con người mà họ gọi là “khoăn” (tạm hiểu là vía). Khi con người ta chết đi - không còn thể xác cho vía trú ngụ nữa thì vía sẽ chuyển hóa từ khoăn sang “phi” (phi là ma), tức là chuyển từ vía sang ma.
04:00 08/05/2015 Lượt xem: 1579
Không phân biệt chức vụ, tuổi đời, gần 100 đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên cơ quan Ủy ban Dân tộc đã hăng hái tham gia Ngày hội hiến máu nhân đạo do Đoàn Thanh niên phối hợp với Công đoàn Ủy ban Dân tộc và Viện Huyết học truyền máu Trung ương tổ chức, với niềm tin “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.
03:56 08/05/2015 Lượt xem: 54926
Ngày 09/9/2014, Tạp chí Dân tộc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập, xuất bản và phát hành số đầu. Tới dự và phát biểu chúc mừng Tạp chí Dân tộc nhân sự kiện đánh dấu chặng đường phát triển vẻ vang, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, đồng chí Giàng Seo Phử - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm mong muốn Tạp chí Dân tộc tiếp tục phấn đấu trở thành tạp chí chuyên ngành có uy tín, cơ quan báo chí mạnh của Ủy ban Dân tộc.
03:38 08/05/2015 Lượt xem: 1157
Là nhận xét chung của đại diện các cơ quan báo chí tham gia thực hiện Quyết định số 2472/QĐ-TTg và Quyết định số 1977/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 tại Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2014 do Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức tại Hà Nội.
10:54 06/11/2014 Lượt xem: 1131
Tạp chí Dân tộc (tiền thân là Tạp chí Dân tộc và Miền núi) được thành lập ngày 23/6/1999 tại Quyết định số 96/QĐ-UBDTMN; đến nay vừa tròn 15 tuổi.
10:31 06/11/2014 Lượt xem: 1037
Kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2014), 15 năm thành lập Tạp chí Dân tộc (23/6/1999 - 23/6/2014), Tạp chí Dân tộc trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tình cảm quý báu của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; một số Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cộng tác viên; các doanh nghiệp đã dành cho Tòa soạn. Đây là nguồn cổ vũ, động viên đối với tập thể lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên, chuyên viên, người lao động của đơn vị.Tạp chí Dân tộc sẽ tiếp tục đoàn kết, năng động, sáng tạo, quyết tâm xây dựng và phát triển lên tầm cao mới, xứng đáng là cơ quan nghiên cứu lý luận đầu ngành trong lĩnh vực công tác dân tộc. Sự quan tâm chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các Bộ, ngành, địa phương; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; các Vụ, đơn vị trong Ủy ban Dân tộc cùng sự tin yêu của cộng tác viên và bạn đọc gần xa là động lực để Tạp chí Dân tộc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Trân trọng!
10:05 06/11/2014 Lượt xem: 55663
Là chỉ đạo của đồng chí Nông Quốc Tuấn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 về thực hiện Quyết định số 2472/QĐ-TTg và 1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cấp một số báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011 - 2015. Dự hội nghị có đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo 25 báo, tạp chí tham gia thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
10:00 06/11/2014 Lượt xem: 1537
Tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tạp chí Cộng sản (TCCS) vừa tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2014 - 2020. Đồng chí Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT và đồng chí Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập TCCS chủ trì Lễ ký kết.
09:32 06/11/2014 Lượt xem: 3627
Người Nùng mượn từ các hiện tượng tự nhiên: mây, gió, ngày, giờ, tháng, năm, trăng, sao… đến các hiện tượng xã hội làm đề tài để làm thơ (Sli). Người Nùng dùng Sli để chỉ toàn bộ dân ca trữ tình của họ, tương tự người Tày dùng từ Then để chỉ hầu như toàn bộ dân ca của mình. Điểm độc đáo là hát Sli không cần nhạc cụ, vũ điệu, người ta có thể hát bất kỳ chỗ nào, lúc nào, miễn là có đối tượng để hát đối, hát cùng hoặc là đối tượng được hướng tới để hát. Hát Sli có thể diễn ra ngoài trời hoặc trong nhà. Một cuộc hát Sli thường tổ chức hát đối đáp giữa chủ và khách; có thể hát trong nhiều đêm, mỗi bên ít nhất có 2 người hát. Người Nùng rất mê hát Sli. Tục ngữ Nùng có câu: “Đêm ốm dài, đêm Sli ngắn”.