09:32 06/11/2014 Lượt xem: 3482
Người Nùng mượn từ các hiện tượng tự nhiên: mây, gió, ngày, giờ, tháng, năm, trăng, sao… đến các hiện tượng xã hội làm đề tài để làm thơ (Sli). Người Nùng dùng Sli để chỉ toàn bộ dân ca trữ tình của họ, tương tự người Tày dùng từ Then để chỉ hầu như toàn bộ dân ca của mình. Điểm độc đáo là hát Sli không cần nhạc cụ, vũ điệu, người ta có thể hát bất kỳ chỗ nào, lúc nào, miễn là có đối tượng để hát đối, hát cùng hoặc là đối tượng được hướng tới để hát. Hát Sli có thể diễn ra ngoài trời hoặc trong nhà. Một cuộc hát Sli thường tổ chức hát đối đáp giữa chủ và khách; có thể hát trong nhiều đêm, mỗi bên ít nhất có 2 người hát. Người Nùng rất mê hát Sli. Tục ngữ Nùng có câu: “Đêm ốm dài, đêm Sli ngắn”.

09:29 06/11/2014 Lượt xem: 1113
Ngày 17/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg quy định hàng năm lấy ngày 19 tháng 4 là “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” nhằm các mục tiêu: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; tuyên truyền, vận động làm cho các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiểu nhau, gần gũi, quý trọng và hòa hợp nhau hơn, tương trợ cùng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

09:25 06/11/2014 Lượt xem: 3654
Văn Lãng là huyện biên giới vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có 4 dân tộc Nùng, Tày, Kinh (Việt), Hoa sinh sống; trong đó người Tày chiếm hơn 30% dân số. Trong quá trình cộng cư, người Tày ở Văn Lãng đã tạo cho mình bản sắc văn hoá tộc người độc đáo riêng có của mình. Đó là các món ăn được chế biến trong ngày lễ tết, nó không chỉ là đặc trưng của người Tày ở Văn Lãng nói riêng mà còn là đặc trưng cho ẩm thực của vùng văn hoá Đông Bắc.

04:16 16/06/2014 Lượt xem: 856
Bản Cát Cát cách trung tâm huyện lỵ khoảng 3km, là điểm du lịch cộng đồng "vệ tinh" của khu du lịch, nghỉ mát nổi tiếng Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Bản có gần 80 hộ, 100% là người dân tộc Mông. Thế mạnh của bản là có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, với điểm nhấn là Thác Cát Cát và cầu Si bắc qua nơi hội tụ của 3 con suối: Tiên Sa, suối Vàng, suối Bạc. Người dân thành thục nghề trồng lanh, dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, rèn dụng cụ và đang bảo lưu khá tốt bản sắc văn hoá dân tộc trong cuộc sống, lao động, sản xuất thường ngày. Từ khi triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng (năm 2005), Cát Cát có gần 30% số dân tham gia thường xuyên vào các hoạt động du lịch như: bán hàng, hướng dẫn khách tham quan… Toàn xã có trên 50 hộ kinh doanh sản phẩm dệt thổ cẩm, hàng lưu niệm chạm khắc bạc, đá tinh xảo. Đến với Cát Cát, du khách có thể trải nghiệm các sản phẩm du lịch: “Một ngày làm nông dân người Mông”, “Một ngày làm cô dâu người Mông”; thưởng thức văn nghệ với các tiết mục đặc sắc: Múa giã lanh, múa chiêng, múa sàng sảy… của người Mông… Nếu đến bản vào những ngày xuân, du khách còn có dịp tham gia lễ hội Gầu Tào cầu phúc, cầu mệnh cho dân bản. 

03:31 13/06/2014 Lượt xem: 993
Tiếp nối thành công của Ngày hội bản làng "Sắc xuân Tây Bắc" được tổ chức trong hai ngày 5 - 6/4/2014, tại thị trấn du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai, được sự đồng ý của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Tạp chí Dân tộc và Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp tục phối hợp tổ chức Lễ hội buôn làng "Âm vang Đại ngàn" tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. 

03:18 13/06/2014 Lượt xem: 6056
Tỉnh Quảng Bình có hai dân tộc thiểu số chủ yếu là Bru-Vân Kiều và Chứt, với hơn 19.000 nhân khẩu, chiếm khoảng 2% dân số của tỉnh. Dân tộc Bru-Vân Kiều gồm 4 tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma coong, Trì. Dân tộc Chứt gồm 5 tộc người: Sách, Mày, Rục, A rem, Mã Liềng. Các dân tộc thiểu số còn lại với số dân không nhiều gồm: Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa Cô... Ngoài ra, ở vùng miền núi tỉnh Quảng Bình còn có khoảng 35.000 người Nguồn, một tộc người của người Việt, cận cư lâu đời với đồng bào Chứt, do kết quả của sự giao lưu văn hoá, nên xuất hiện một số yếu tố chung, gần gũi, đặc biệt trong văn học dân gian với dân tộc Chứt.

03:16 13/06/2014 Lượt xem: 1323
Người Lào có nhiều tập quán tốt đẹp và một nền văn hóa đặc sắc, phong phú mang đậm bản sắc. Người Lào ở Núa Ngam theo tín ngưỡng đa thần, tin vào vạn vật hữu linh và những thần lực tác động đến cuộc sống của con người. Họ thường thực hiện nhiều nghi lễ để cầu mong sự phù hộ của các đấng siêu nhiên cho mùa màng tốt tươi, người an, vật thịnh… Đó là tiền đề cho sự hình thành và nuôi dưỡng các lễ hội truyền thống của người Lào ở đây, như lễ Căm Mương, lễ cầu mùa, lễ cầu mưa, lễ mừng nhà mới…Trong phạm vi bài này, chúng tôi giới thiệu những nét độc đáo của lễ hội Căm Mương. 

03:14 13/06/2014 Lượt xem: 1139
Đến trường Phổ thông dân tộc nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), ấn tượng đầu tiên là vào cổng trường thấy bức ảnh khổ lớn Bác Hồ quàng khăn đỏ cho thiếu niên và dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Sân trường trồng hoa, cây cảnh, gọn gàng, sạch đẹp. Từ khi thành lập đến nay, qua 17 năm, Trường thực sự là địa chỉ tin cậy của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nơi tạo nguồn cán bộ miền núi và dân tộc thiểu số. 

03:10 13/06/2014 Lượt xem: 869
Theo kế hoạch từ tháng 5 - 31/12/2014, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, huyện lần thứ II được tổ chức. Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng đặc biệt đối với vùng dân tộc thiểu số, khẳng định đường lối, chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta: “Các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đại hội nhằm tôn vinh, ghi nhận, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, cổ vũ và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; giao lưu giữa các đại biểu dân tộc thiểu số với lãnh đạo các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương; trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số trong lao động, sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Đại hội là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất ý chí và hành động, thể hiện niềm tin của cộng đồng các dân tộc thiểu số vào tương lai phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.