03:10 13/06/2014 Lượt xem: 1077
Theo kế hoạch từ tháng 5 - 31/12/2014, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, huyện lần thứ II được tổ chức. Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng đặc biệt đối với vùng dân tộc thiểu số, khẳng định đường lối, chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta: “Các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đại hội nhằm tôn vinh, ghi nhận, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, cổ vũ và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; giao lưu giữa các đại biểu dân tộc thiểu số với lãnh đạo các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương; trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số trong lao động, sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Đại hội là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất ý chí và hành động, thể hiện niềm tin của cộng đồng các dân tộc thiểu số vào tương lai phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

09:49 01/11/2013 Lượt xem: 933
"Shặm nhịt hụi” là ngày Hội Soóng cọ truyền thống của tộc người Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh), được tổ chức vào ngày 16/3 (Âm lịch) hàng năm. Bình Liêu là huyện vùng cao, biên giới, đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh. Huyện có 08 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có tới 6/7 xã biên giới, đặc biệt khó khăn, có 42,84km đường biên giới đất liền tiếp giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Diện tích tự nhiên là 471,4 km2; Dân số có 29.621 người (tính đến 01/6/2012). Dân tộc thiểu số chiếm 95,3% dân số toàn huyện; trong đó: người Tày chiếm 54,7%, người Dao chiếm 24,7%, người Sán Chỉ chiếm 15%, người Kinh chiếm 5,06%, các tộc người khác chiếm 0,54%.

09:29 01/11/2013 Lượt xem: 592
Di sản văn hóa hình thành và phát triển cùng tiến trình lịch sử dân tộc. Những di sản văn hóa tồn tại đến hôm nay đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của một dân tộc, quốc gia, vùng, miền. Cùng với thời gian, các giá trị kết tinh trong di sản văn hóa như một dòng chảy âm thầm, lặng lẽ nhưng có khả năng to lớn, là điểm tựa, là cội rễ góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc và quan trọng hơn đó là nền tảng để tạo nên bản sắc văn hóa và hệ giá trị của văn hóa dân tộc. Di sản văn hóa dân tộc đóng dấu ấn của mỗi thời đại, là bức thông điệp của các thế hệ đi trước gửi lại cho các thế hệ hôm nay, là chứng tích phản ánh bước đi của mỗi dân tộc trải qua những giai đoạn lịch sử nhất định.

09:58 01/10/2013 Lượt xem: 406
Thời điểm này, các trường Đại học trong cả nước đã công bố điểm thi năm 2013. Nhiều cái tên của các thủ khoa được xướng lên trong sự ngưỡng mộ của xã hội không chỉ bởi thành tích điểm xuất sắc mà còn ở nghị lực vượt lên những gian nan, gập ghềnh trong cuộc sống và chinh phục những đỉnh cao trong học tập. Pơ Loong Hiện (dân tộc Cơ Tu, thôn Vinh, xã Tà Pơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) là một người như thế.

09:30 01/10/2013 Lượt xem: 1593
Tảo hôn là một tập tục tồn tại lâu đời ở nhiều nhóm cộng đồng và các dân tộc trên thế giới. Tảo hôn trong một số nhóm cộng đồng và dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng vẫn là vấn đề nan giải. Tảo hôn không chỉ gây hại cho sức khỏe, sự trưởng thành của trẻ em gái, mà còn tước đoạt nhiều quyền con người của các em, ảnh hưởng đến sự tồn vong và phát triển của nhóm cộng đồng và dân tộc đó cũng như cả quốc gia…Bài viết này xem xét vấn đề tảo hôn dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người, nhằm hướng tới xây dựng quan hệ hôn nhân tiến bộ. Thông qua việc phân tích thực trạng và nguyên nhân của vấn đề tảo hôn ở một số cộng đồng và dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm và pháp luật của một số nước trên thế giới và trong khu vực, các tác giả đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu vấn đề tảo hôn, thúc đẩy việc tôn trọng và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam.

02:48 01/10/2013 Lượt xem: 1494
Lục Ngạn là huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Bắc Giang; địa bàn sinh sống của 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan, tạo nên sự giao thoa văn hoá đặc sắc, đồng thời vẫn lưu giữ được những nét độc đáo riêng. Nhắc tới Lục Ngạn, người ta thường nhớ ngay đến những đặc sản nổi tiếng: Vải thiều, mật ong rừng; các di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên: Đền Hả, hồ Khuôn Thần, núi Am Vãi những giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn về trang phục, phong tục, các làn điệu dân ca Sloong hao, Sli, lượn, hát Then, hát đối… Trong đó, nổi bật và độc đáo là hình thức nghệ thuật hát dân ca của người dân tộc Sán Chí ở xã Kiên Lao.

02:24 01/10/2013 Lượt xem: 1571
Lâm Đồng nằm ở phía Nam Tây Nguyên. Toàn tỉnh có hơn 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó ba dân tộc thiểu số tại chỗ: Mạ, K’ho và Churu, cư trú trải dài từ cao nguyên Lang Biang đến cao nguyên B’Lao theo từng nhóm địa phương nhưng liên hệ mật thiết qua quan hệ hôn nhân, kinh tế. Gắn bó với vùng đất này từ rất lâu đời, yếu tố văn hóa bản địa đã thấm đượm trong khá nhiều hình thái văn hóa, đặc biệt là văn hóa địa danh - tên gọi đặc trưng nơi đây như Đà Lạt, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh... được Việt hóa cách phát âm ngôn ngữ bản địa.

09:44 08/08/2013 Lượt xem: 989
Lễ cưới là một trong những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống, trong đó chứa đựng những giá trị về văn hoá, lịch sử. Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam có những phong tục cưới hỏi mang tính đặc trưng riêng, nhưng đều cùng mục đích giúp cho những đôi trai gái khi đã thành vợ, thành chồng thì luôn yêu thương, gắn bó son sắt, thủy chung bên nhau đến trọn đời.

09:27 08/08/2013 Lượt xem: 922
Bản Kích, xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La được biết đến với những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc của người Thái.