09:27 08/08/2013 Lượt xem: 824
Bản Kích, xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La được biết đến với những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc của người Thái.

09:25 08/08/2013 Lượt xem: 3100
Hoà Bình vùng đất được xem là cái nôi của văn hoá Mường. Dân tộc Mường ở Hòa Bình có nền văn hóa đặc sắc và phong phú. Trong đó âm nhạc cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Mường. Cuộc đời người Mường từ khi sinh ra Mường người đến khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường ma luôn gắn bó với cồng chiêng. Người Mường coi mỗi tiếng chiêng đều có hồn riêng. Âm thanh của cồng chiêng như tiếng đồng vọng của núi rừng, sông suối hòa nhịp tiếng nói, hòa quyện với nhịp thở của mỗi người dân bản Mường. Khi dàn chiêng được tấu lên làm nên hồn vía trong không gian của đất Mường và hồn vía ấy là sự cộng hưởng của những tâm hồn riêng đã hoà làm chung của mỗi người tham gia tấu chiêng. Có thể nói, cồng chiêng là một phần hồn Mường, cũng như ai đó đã từng phát biểu rằng: “Trống đồng là hồn Việt”. Văn hóa Mường được tạo dựng và hoàn thiện trên nền văn minh nương rẫy cộng với văn minh lúa nước; lấy núi đá, hang động và âm thanh từ những thanh thạch nhũ là điểm khởi nguyên. Và khi cồng chiêng có mặt trong đời sống cộng đồng thì nó là nhạc khí, là sản phẩm văn hóa sở hữu chung của tầng lớp bình dân, được sử dụng trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

09:22 08/08/2013 Lượt xem: 1851
Trước kia, tục lệ “ngủ thăm” hay “ngủ thảo”, tuy khác nhau về cách gọi nhưng đều mang ý nghĩa trong sáng, phản ánh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của đồng bào Raglai ở Ninh Thuận; các dân tộc như Thái, Mông, Dao, Mường… ở Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ. Giờ đây, không ít nơi, tục lệ văn hóa đó đã bị biến dạng gây nhiều hậu quả đắng lòng...

02:38 07/08/2013 Lượt xem: 3051
Trà Bồng là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích 418,75km2, là vùng đất chung sống của ba dân tộc chính là Cor, H’rê và Kinh. Quá trình chung sống lâu dài của các dân tộc nơi đây đã tạo nên truyền thống đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ, chia sẻ và giao lưu văn hóa. Những năm qua, với sự quan tâm của địa phương, các yếu tố văn hóa truyền thống của người Cor đã được chú trọng bảo tồn và phát huy.

03:01 02/08/2013 Lượt xem: 1540
Dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, có quá trình lịch sử lâu đời với nền văn hoá phong phú và đa dạng. Hiện nay, tộc người Chăm cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em ở một số tỉnh miền Trung và Nam bộ: Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, An Giang…, với dân số trên 161.729 người, trong đó tập trung đông nhất ở Ninh Thuận (khoảng 73.859 người).

01:56 02/08/2013 Lượt xem: 1053
Người Nùng Phàn Slình chiếm khoảng 13,2% dân số huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cư trú chủ yếu ở các xã Tân Long, Hòa Bình, Văn Hán và Hóa Thượng. Hiện nay, nghi lễ tang ma của thầy Tào được cộng đồng tổ chức với đầy đủ các thủ tục mang sắc màu văn hóa đặc trưng của dân tộc này.

10:43 02/07/2013 Lượt xem: 869
Bản Rào Tre nằm dưới chân núi Ka Đay, thuộc xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy chỉ có 41 hộ người dân tộc Chứt sinh sống nhưng hiện nay đang tồn tại một thực trạng đáng báo động. Đó là nguy cơ suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Nguyên nhân chính là hôn nhân cận huyết thống (HNCHT).

04:35 01/07/2013 Lượt xem: 2947
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử vì đó là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng là ngày hội của quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động là động lực phát triển của xã hội, đồng thời quần chúng nhân dân là người đóng góp vai trò to lớn trong sự phát triển văn hóa, nghệ thuật và khoa học. 

04:29 01/07/2013 Lượt xem: 2682
Tỉnh Đắk Nông được thành lập năm 2004 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đắk Lắk. Trên địa bàn tỉnh có 29 dân tộc cùng sinh sống tại 07 huyện, 01 thị xã, với 71 xã, phường, thị trấn; toàn tỉnh có 500 nghìn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 125.273 người (chiếm tỷ lệ 34,5%), đồng bào dân tộc tại chỗ có gần 40.000 người. Người M’nông là cư dân bản địa có số dân đông nhất sinh sống ở vùng đất này từ lâu đời bên cạnh người Mạ, người Ê Đê.