04:29 01/07/2013 Lượt xem: 2789
Tỉnh Đắk Nông được thành lập năm 2004 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đắk Lắk. Trên địa bàn tỉnh có 29 dân tộc cùng sinh sống tại 07 huyện, 01 thị xã, với 71 xã, phường, thị trấn; toàn tỉnh có 500 nghìn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 125.273 người (chiếm tỷ lệ 34,5%), đồng bào dân tộc tại chỗ có gần 40.000 người. Người M’nông là cư dân bản địa có số dân đông nhất sinh sống ở vùng đất này từ lâu đời bên cạnh người Mạ, người Ê Đê. 

04:11 26/06/2013 Lượt xem: 1230
Văn học (văn chương) dân gian dân tộc Ta-ôi, đã tạo nền tảng tồn tại và phát triển cho dân ca, dân nhạc, dân vũ dân tộc Ta-ôi. Văn học dân gian Ta-ôi bao gồm hệ thống truyện cổ (truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, chuyện cười, ngụ ngôn,...); những lời nói vần (ca dao, tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, câu đối, câu đố...); những câu chuyện lịch sử của cá nhân tiêu biểu, của cộng đồng được kể, hát hoặc vừa kể vừa hát bằng thơ, nhạc; hệ thống luật tục, ... Văn học dân gian Ta-ôi cũng như hầu hết các dân tộc thiểu số khác, chủ yếu tồn tại dưới dạng khuyết danh và truyền miệng, nên các nhà văn hóa học gọi là folklore (fôn-clo), thường được đặt để phân biệt với văn học bác học ... 

04:08 26/06/2013 Lượt xem: 458
Nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay 2013 của dân tộc Khmer, vừa qua, thay mặt Lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Sơn Phước Hoan và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Sơn Minh Thắng đã tới thăm, chúc tết đồng bào, cán bộ, các vị chức sắc, chư tăng, các gia đình chính sách, sinh viên dân tộc Khmer tại một số trường tiêu biểu thuộc các tỉnh, thành phố Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc Liêu. 

04:01 26/06/2013 Lượt xem: 1510
Lễ hội đâm trâu với biểu tượng “cây nêu thần” là một sinh hoạt văn hoá dân gian nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao, thể hiện tinh thần thượng võ, tính cố kết cộng đồng, khát vọng về sức mạnh, sự thịnh vượng và chứa đựng nhiều sự huyền bí, được biểu hiện rõ nét trong từng phần của lễ hội. Con trâu là biểu tượng cho sự thịnh vượng và sức mạnh nên thường được sử dụng làm vật tế thần linh. Hàng năm cứ sau mỗi mùa rẫy, cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi mùa màng đã thu hoạch và chuẩn bị cho một năm mới với nhiều điều cầu ước, bà con dân tộc thiểu số ở các buôn làng khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên và một số vùng khác lại tổ chức Lễ hội thần N'du và các vị thần khác nhằm tạ ơn các vị thần đã phù trì cho dân làng trong năm qua, làm ăn được mùa, cuộc sống an lành, ấm no. Đó chính là lễ “Sa-rơpu” (ăn trâu) hay Lễ đâm trâu, được tổ chức trong các dịp mừng chiến thắng, khánh thành nhà Rông, làm lễ cầu an, phá điềm xấu, điềm gở cho cả buôn làng… 

04:01 26/06/2013 Lượt xem: 410
Hành trình du lịch đến với môi trường văn hóa các tộc người là tiền đề quan trọng để mỗi khách du lịch nắm bắt được sắc thái văn hóa ở những vùng, miền khác nhau. Tính đa dạng của các sắc thái văn hóa của tộc người sẽ gợi mở cho chúng ta những trải nghiệm về giá trị cuộc sống, mối quan hệ giữa chủ thể văn hóa và sản phẩm văn hóa của các tộc người, sự tương tác giữa con người với môi trường sinh thái, con người và vấn đề về tư tưởng, văn hóa, tinh thần cũng như tình cảm, thẩm mỹ với những vùng đất mà mình đã đặt chân tới. Để từ đó chính những chuyến thực tế dã ngoại đó sẽ góp phần nuôi dưỡng, tâm hồn, củng cố nhận thức và tri thức cho con người về giá trị chân - thiện - mỹ trong dòng chảy của môi trường văn hóa đương đại. Sự trải nghiệm đó được chi phối thông qua nhiều phương diện, song theo chúng tôi để có thể mở “cánh cửa” đó ra thì chìa khóa đầu tiên chính là văn hóa đọc. 

09:45 23/04/2013 Lượt xem: 854
Tỉnh Tuyên Quang có nền văn hoá dân tộc phong phú, đa dạng, đậm bản sắc của cộng đồng 23 dân tộc cùng sinh sống; là một trong những "cái nôi" nghệ thuật hát Then đặc sắc của đồng bào Tày, Nùng, Thái.

09:28 23/04/2013 Lượt xem: 12938
Dân tộc Tày có số dân chỉ đứng sau dân tộc Kinh. Đây cũng là cộng đồng dân tộc gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước từ rất sớm và cũng là chủ nhân của kho tàng văn hoá phi vật thể được bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất. Cùng với cây đàn tính và những bài then với những làn điệu Shi, lượn, người Tày còn lưu giữ được nhiều nét sinh hoạt văn hoá thể hiện khát vọng trong tín ngưỡng về nông nghiệp, tiêu biểu là Lễ hội Lồng tông, một trong những lễ hội độc đáo được diễn ra vào tháng Giêng Âm lịch hàng năm (sau tết Nguyên đán).

02:16 22/04/2013 Lượt xem: 895
Tỉnh Kon Tum hiện có bảy thành phần dân tộc chính, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia rai, Brâu, Rơ Măm. Ngoài ra còn có dân tộc Kinh cùng một số số dân tộc khác như: Mường, Tày, Nùng, Thái, Sán Dìu, Sán Chay, Kor, Kơ Ho, Khmer, Chăm, Ê Đê, Cơ Tu, Dao... di cư vào.

11:07 11/04/2013 Lượt xem: 1989
Dân tộc Việt Nam chúng ta có một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền, mỗi tộc người đều có đặc trưng về văn hoá. Theo thống kê của Cục Văn hóa-Thông tin cơ sở Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, cả nước có gần 8.000 lễ hội lớn nhỏ, trong đó 80% là các lễ hội dân gian, nhiều lễ hội tập trung vào dịp đón Tết, vui Xuân; hầu hết các phong tục tập quán đồng bào dân tộc thiểu số trong dịp tết là những phong tục tốt đẹp.