02:48 11/04/2013 Lượt xem: 1155
Ngày hội Văn hoá - Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII đã diễn ra tại tỉnh Tuyên Quang với chủ đề “Đông Bắc-Miền đất thiêng liêng tươi đẹp”. Với gần 1.000 diễn viên, nghệ nhân, vận động viên quần chúng đã mang đến đêm khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII một chương trình nghệ thuật hoành tráng, đặc sắc, mang đậm âm hưởng và văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc đến từ 9 tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Bắc Giang.  

02:35 11/04/2013 Lượt xem: 1004
Trong bài viết này điều tôi muốn nói đến là lối ứng xử giữa người với người ở nơi gọi theo cách dân dã là "Khỉ ho cò gáy". Đây chính là một nét đẹp văn hóa của các vùng quê Việt Nam xưa, rất tiếc là cùng thời gian nó đã bị mai một

04:13 10/04/2013 Lượt xem: 1111
Ðến huyện vùng cao A Lưới, tới bất kỳ một gia đình nào của đồng bào dân tộc thiểu số Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu, Pa Hy... họ đều lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cứ đến dịp lễ, Tết họ lại thắp hương trên bàn thờ Cụ Hồ như một lời tri ân. Ði qua những ngôi làng trên dãy Trường Sơn, tâm sự với các già làng, họ đều thổ lộ: Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, đồng bào Pa Cô, Tà Ôi khốn khó thiếu ăn, thiếu mặc khi bom đạn phá nát hết buôn, làng. Thấu hiểu sự vất vả ấy, từ những năm 1962 đến 1965, Ðảng và Bác Hồ đã gửi muối ăn, cuốc, rựa vào cho bà con để tăng gia sản xuất, chống đói rét. Từ đó, đồng bào xem là ân nhân của mình, quyết một lòng, một dạ theo Ðảng, theo Bác.

10:07 25/03/2013 Lượt xem: 2253
Thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là nơi tập trung sinh sống của hơn 100 người Thủy được xem là tộc người còn ít người nhất ở Việt Nam với 20 mái nhà nằm lúp xúp dưới chân “ngọn núi thiêng” Pù Chậu.  

10:06 25/03/2013 Lượt xem: 1215
Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận có gần 74 ngàn người, cư trú tập trung ở 35 thôn, khu phố thuộc 13 xã, thị trấn của 6 huyện, thành phố. Trong đó huyện Ninh Phước là nơi có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất, với trên 43 ngàn người. Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bàlamôn với khoảng 45,8 ngàn tín đồ và Hồi giáo (trong đó Hồi giáo Bàni có 24,5 ngàn tín đồ và Islam có gần 2500 tín đồ).  

10:01 25/03/2013 Lượt xem: 1381
Dân ca dân tộc Dao đỏ ở Cao Bằng gồm nhiều làn điệu mang sắc thái tình cảm khác nhau; nội dung phong phú ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước, tinh thần lao động hăng say, nêu gương người tốt việc tốt, tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình, tình bè bạn, tình làng nghĩa xóm; đồng thời đả phá những cái ác, thói hư tật xấu, ích kỷ cá nhân và các tệ nạn trong xã hội.  

10:01 25/03/2013 Lượt xem: 1792
Cùng với những dân tộc khác ở Nam bộ, người Khmer là những cư dân nông nghiệp có mặt lâu đời trên vùng đất phía Nam của Tổ quốc, có ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa truyền thống phát triển từ khá sớm.  

09:58 25/03/2013 Lượt xem: 1124
Bản Mậu có đến 97% là đồng bào Dao sinh sống, tương truyền đồng bào đã định cư từ thế kỷ 15. Chuyện kể rằng, năm Phật Hoàng quyết ý xuống tóc lên Yên Sơn xuất gia lập lên thiền phái Trúc Lâm, văn võ bá quan nhà Trần có nhiều người không thuận. Họ lên núi tìm đến nhà vua thuyết phục ngài về triều và họ đưa lên núi cả những cung tần, mỹ nữ trong cung, những phi tần xinh đẹp được vua yêu chiều nhất. Thế nhưng, tất cả đều không khiến nhà vua chạnh lòng.  

09:57 25/03/2013 Lượt xem: 1026
Cách trung tâm xã Thu Cúc (Tân Sơn-Phú Thọ) 18km, bản Mông Mỹ Á nằm cheo leo trên đỉnh núi Củm Cò cao hơn 2000m. Từ năm 1983, đồng bào Mông từ Suối Giàng (Yên Bái) về bám trụ mảnh đất đầy nắng, đầy gió này. Trong cuộc mưu sinh đầy khó nhọc hơn 30 năm, người Mông Mỹ Á không quên cho con em mình xuống núi học chữ, mong một ngày mai tươi sáng. Câu chuyện học chữ của những đứa trẻ nơi đây thật đáng khâm phục.