04:40 07/05/2015 Lượt xem: 3334
Lâm Đồng là tỉnh thuộc nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên gần 1 triệu ha, dân số trên 1,2 triệu người, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có hơn 180.000 người, chiếm 22,8%, trong đó đồng bào dân tộc K’Ho 145.600 người, chiếm 12,3%; Châu Mạ 31.800 người, chiếm 2,7%; Chu Ru 18.600 người, chiếm 1,6%; M’Nông có 9.000 người, chiếm 0,8%; phần lớn sinh sống tập trung ở 468 thôn, tổ dân phố thuộc 96 xã, phường, thị trấn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (10 huyện, 2 thành phố); 147 xã, phường, thị trấn, với 1.564 thôn, tổ dân phố.
04:28 07/05/2015 Lượt xem: 1956
LTS: Ngày 14/01/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc - văn bản có tính pháp lý cao nhất trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc; là công cụ, cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Hướng tới Hội nghị toàn quốc sơ kết thực hiện Nghị định 05, dự kiến tổ chức vào quý III/2015, Ủy ban Dân tộc tiến hành sơ kết đánh giá 3 năm thực hiện Nghị định 05. Tạp chí Dân tộc giới thiệu cùng bạn đọc phần I những kết quả đạt được qua thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết 05 về công tác dân tộc.
04:26 07/05/2015 Lượt xem: 3065
Tây Nam bộ là vùng đất mới, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 3 dân tộc chính: Kinh, Khmer và Hoa. Người Khmer có mặt sớm nhất với gần 1,3 triệu người, chiếm khoảng 7% dân số. Trong tiến trình lịch sử của đất nước, đồng bào Khmer luôn phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó với các dân tộc, đóng góp nhiều công sức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
04:23 07/05/2015 Lượt xem: 1680
Mỗi bản Hiến pháp Việt Nam ra đời đã đánh dấu một mốc phát triển mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đất nước, phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cách mạng, đồng thời cũng quy định ngày càng đầy đủ, rõ ràng hơn về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.
03:24 25/11/2014 Lượt xem: 3522
Nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển đất nước. Ở miền núi nước ta, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt ưu tiên đầu tư, phát triển nguồn nhân lực vùng miền núi đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ.
03:21 25/11/2014 Lượt xem: 1906
Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách an sinh xã hội, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số trên quan điểm đó vừa là động lực, vừa là mục tiêu để phát triển bền vững. Nghị quyết 10, Kết luận 12... của Bộ Chính trị và các Chương trình: 168, 132, 134, 167... của Chính phủ đã tạo cơ chế và nguồn lực quan trọng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng. Về phía tỉnh cũng xác định, các chính sách, chương trình, dự án là cơ hội và điều kiện tốt để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đảm bảo mục tiêu, yêu cầu, không thất thoát, tiêu cực, lãng phí. Hàng năm, tỉnh dành một phần ngân sách địa phương kết hợp với nguồn lực từ Trung ương đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất và đời sống tại vùng dân tộc thiểu số.
03:30 04/11/2014 Lượt xem: 4822
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước là một trong những khâu đột phá quan trọng được Đảng ta đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đây được xem là khâu đột phá đúng và trúng với hoàn cảnh nguồn nhân lực nước ta hiện nay khi hội nhập quốc tế, cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi của thời đại khoa học, công nghệ. Quan điểm này đã kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa.
04:18 16/06/2014 Lượt xem: 2278
Vùng Tây Nam bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) chiếm 12,1% diện tích cả nước; dân số hơn 17,3 triệu người; trong đó đồng bào Khmer có khoảng 1,2 triệu người, là dân tộc có dân số cao thứ hai trong vùng, sau dân tộc Kinh.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020
04:18 16/06/2014 Lượt xem: 2936
Sơn La là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, được xác định là trung tâm và động lực phát triển kinh tế của cả vùng, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của cả nước. Tuy vậy, Sơn La vẫn là tỉnh có kinh tế chậm phát triển, đời sống của bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy đúng hướng nhưng chậm, vai trò động lực cho phát triển kinh tế vùng Tây Bắc còn mờ nhạt.