09:13 15/06/2015 Lượt xem: 55503
Là tỉnh miền núi, vùng cao, thuộc bắc Tây Nguyên, Gia Lai giáp các tỉnh Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk và có 90 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia; với diện tích tự nhiên 15.536,93 km2, dân số 1.335.287 người. Toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 02 thị xã và 14 huyện) với 34 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 44,5%.

10:56 11/06/2015 Lượt xem: 92611
Vùng núi phía Bắc nước ta gồm 15 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình (tiểu vùng Tây Bắc), Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh (tiểu vùng Đông Bắc), và một số huyện thuộc vùng núi phía tây của 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng 109.245 km2, chiếm 33% diện tích cả nước. Nơi đây là địa bàn sinh sống của trên 40 dân tộc anh em, trong đó 63% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với 14,542 triệu người, chiếm 13,5% dân số cả nước.

10:17 09/06/2015 Lượt xem: 174202
Các Mác và Ăngghen đã luận chứng rõ về những mối quan hệ thiết yếu của con người như một điều tất yếu ngoài nhu cầu vật chất nuôi sống bản thân mình, đó chính là duy trì nòi giống, mối quan hệ hôn nhân, huyết thống: “…hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác sinh sôi, nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ con cái. Đó là gia đình…”.

10:15 09/06/2015 Lượt xem: 55548
Nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh thấy rõ quan điểm của Người về ba giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc, dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, thực hiện dân chủ là bước phủ định triệt để tàn tích của chế độ cũ - chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời khẳng định, xác lập những cơ sở nền tảng cho chế độ xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn là chủ nghĩa xã hội. Đường lối xây dựng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh của toàn dân tộc với những tư tưởng: Liên minh công nông trí thức làm gốc cùng tiến vào thời kỳ mới của dân tộc; công tư đều phát triển tất cả các thành phần kinh tế trên cơ sở đa dạng hóa các quan hệ sở hữu, lấy kinh tế Nhà nước làm chủ đạo; thực hiện chế độ phân phối lợi ích một cách hợp lý; tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh về kinh tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tạo mọi thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động bình đẳng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đó là nền tảng cho việc thực hiện dân chủ một cách có hiệu quả trong thời kỳ đổi mới.

10:12 09/06/2015 Lượt xem: 18454
Nước ta hiện có 53 dân tộc thiểu số, với số dân trên 12 triệu người, chiếm trên 14% dân số cả nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc nước ta đoàn kết, gắn bó với nhau chế ngự thiên tai, chống giặc ngoại xâm. Đoàn kết dân tộc là truyền thống quí báu, cội nguồn của sức mạnh dân tộc làm nên những chiến thắng vẻ vang. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và lịch sử để lại, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số chậm phát triển, có nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới. Ngay từ khi ra đời Đảng ta xác định công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Quan điểm cơ bản, xuyên suốt của Đảng về công tác dân tộc là: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”.

09:52 08/06/2015 Lượt xem: 1948
Điện Biên là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc có 10 đơn vị hành chính với 21 dân tộc anh em; trong đó người Thái chiếm 38%, người Mông chiếm 29%, người Kinh chiếm 20% dân số toàn tỉnh, còn lại là các dân tộc thiểu số (DTTS) khác. Việc xây dựng, quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) DTTS cấp xã là hướng tiếp cận cơ bản để củng cố chính quyền cơ sở, là nền tảng để đưa các chính sách, pháp luật vào cuộc sống, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào DTTS để hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật phù hợp và thực hiện hiệu quả.

09:19 08/05/2015 Lượt xem: 7323
Miền núi phía Bắc bao gồm 15 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái. Đây là địa bàn miền núi và trung du bao quanh đồng bằng sông Hồng. Là địa bàn có nhiều tiềm năng, song so với cả nước thì đây là vùng chậm phát triển về các lĩnh vực. Tỷ lệ nghèo đói của cư dân các dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao nhất nước: Tây Bắc; 28%; Đông Bắc:17,4% cá biệt có nơi tỷ lệ hộ nghèo tới 60%. (Tỷ lệ nghèo cả nước là 10,7%). Với, hơn 12 triệu người (chiếm khoảng 14,5% dân số cả nước) theo điều tra dân số năm 2009. Trong đó đồng bào DTTS cư trú trên địa bàn khoảng 6 triệu 200 ngàn người, chiếm hơn 51% dân số toàn vùng, có tỉnh, tỷ lệ dân cư dân tộc thiểu số rất lớn: Cao Bằng 95%; Hà Giang: 87,9%; Lai Châu: 83,1%; Điện Biên: 83,1%; Hòa Bình: 72,3%. Toàn khu vực miền núi phía Bắc có 29 thành phần dân tộc. Trong 28 DTTS, dân cư chiếm khoảng 57% tổng dân số của 53 DTTS trong cả nước. Với sự phân bố dân cư tộc người xen kẽ lớn giữa các địa phương đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa tộc người, thiết chế xã hội tộc người và sự chênh lệch về trình độ phát triển cùng với những khó khăn trong phát triển thể chế chính trị ở các vùng này.

04:40 07/05/2015 Lượt xem: 3067
Lâm Đồng là tỉnh thuộc nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên gần 1 triệu ha, dân số trên 1,2 triệu người, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có hơn 180.000 người, chiếm 22,8%, trong đó đồng bào dân tộc K’Ho 145.600 người, chiếm 12,3%; Châu Mạ 31.800 người, chiếm 2,7%; Chu Ru 18.600 người, chiếm 1,6%; M’Nông có 9.000 người, chiếm 0,8%; phần lớn sinh sống tập trung ở 468 thôn, tổ dân phố thuộc 96 xã, phường, thị trấn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (10 huyện, 2 thành phố); 147 xã, phường, thị trấn, với 1.564 thôn, tổ dân phố.