02:45 13/06/2014 Lượt xem: 443
Hơn bốn thập niên trước, hưởng ứng chương trình vận động “hạ sơn” của Chính phủ, hơn 700 đồng bào dân tộc Dao sinh sống tại khu Sáu Khe, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã rời đỉnh Đát Hóp, men theo các dòng suối, xuôi về thành lập xã Nga Hoàng. Dẫu ước mơ về cuộc sống sung túc, thanh bình của bà con “hạ sơn” đến nay vẫn chưa thực sự trọn vẹn, nhưng những đổi thay tích cực đã ngày càng rõ nét.

02:32 13/06/2014 Lượt xem: 550
Vùng Tây Bắc gồm 12 tỉnh trung du, miền núi và một số huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, là địa bàn sinh sống của hơn 12 triệu người thuộc hơn 30 dân tộc anh em. Ðồng bào các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 63%, hơn 80% dân số thuộc khu vực nông nghiệp và nông thôn. Trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở vùng cao Tây Bắc còn thấp so với mặt bằng chung toàn quốc. Có nơi, cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, trình độ cán bộ thôn, bản ở một số vùng đồng bào Mông, Dao, Nùng rất thấp, thậm chí nhiều người mới biết đọc, biết viết. Việc xây dựng nguồn cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, do phụ nữ vùng cao lập gia đình sớm, hầu hết không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội. Ðể khắc phục tình trạng yếu và thiếu cán bộ ở các xã và thôn, bản vùng cao, các tỉnh khu vực Tây Bắc đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao trình độ, năng lực cán bộ cơ sở. Một số cách làm đã cho kết quả ban đầu.

09:59 01/11/2013 Lượt xem: 696
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ. Do vị trí “nền tảng” của bậc học này mà Luật Giáo dục 2005 đã xác định: “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi” với mục tiêu là: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” (Điều 21, 22). Để thực hiện Luật Giáo dục, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số quyết định về phát triển giáo dục mầm non: Quyết định 161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non; Quyết định 239/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non; Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.

09:12 01/11/2013 Lượt xem: 560
Huyện vùng cao Mường Lát là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố 250 km về phía Bắc, có 100km đường biên giới tiếp giáp với CHDCND Lào. Với 7.280 hộ, 35.096 khẩu dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 59,3%. Dù phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thiên nhiên và cái nghèo, đói đang còn đeo bám nhưng các em học sinh nơi đây vẫn luôn mong ước được tới trường.

09:06 01/11/2013 Lượt xem: 461
Đời sống người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, rừng sâu của Bắc Kạn nói chung, của người dân trong vùng lõi Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (huyện Na Rì), Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Chợ Đồn) nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là thiếu đất canh tác; các chế độ hưởng lợi từ bảo vệ, chăm sóc rừng chưa đủ đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu của người dân. Ngoài ra, quy định nghiêm ngặt của pháp luật trong việc bảo tồn trong các khu vực này cũng ảnh hưởng đến cách sống tự cung, tự cấp nhiều đời của người dân nơi đây. Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trên địa bàn 7 xã gồm: Nam Mẫu, Hoàng Trĩ, Quảng Khê, Đồng Phúc, Khang Ninh, Cao Trĩ, Cao Thượng, thuộc huyện Ba Bể. Trong đó, có 13 thôn bản với 517 hộ dân thuộc các xã Nam Mẫu, Quảng Khê và Khang Ninh, chủ yếu là đồng bào Mông, Dao sinh sống. Hiện nay, có đến 3 thôn, bản tỷ lệ hộ nghèo chiếm 100%: Đán Mẩy, Khau Qua, Nặm Dài- xã Nam Mẫu (Vườn Quốc gia Ba Bể), các thôn còn lại tỷ lệ nghèo cũng chiếm tới 50%.

09:01 01/11/2013 Lượt xem: 575
Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích giúp cho đồng bào có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, sớm thoát nghèo là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, tình trạng thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất trong đồng bào DTTS trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng vẫn còn nhiều bất cập.

09:32 01/10/2013 Lượt xem: 513
Cư M'gar là huyện miền núi thuộc tỉnh Đắk Lắk, có gần 9.700 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư ổn định ở 67 thôn, buôn với khoảng 55.300 nhân khẩu, chiếm 35,4% dân số toàn huyện.  Những năm trước đây, tình hình kinh tế - xã hội ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ (DTTSTC) trên địa bàn huyện còn hết sức khó khăn. Trong 9.624 hộ có 3.416 hộ thuộc diện hộ nghèo, chiếm trên 48% tổng số hộ nghèo trong huyện, trong đó có 224 hộ thiếu đất ở, 2.509 hộ thiếu đất sản xuất và 705 hộ thiếu cả đất ở và đất sản xuất. Đời sống của đồng bào phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Hạ tầng kinh tế-xã hội còn hạn chế, bất cập: 24 buôn chưa có điện lưới quốc gia, một số trường học và phân hiệu phải học ca 3, an ninh trật tự trên địa bàn còn nhiều phức tạp.

09:29 01/10/2013 Lượt xem: 625
Người Chăm ở Ninh Thuận có số dân khoảng 73.859 người, chiếm gần 12% dân số của tỉnh, gần 50% số người Chăm của cả nước. Người Chăm sống tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, xen kẽ với các dân tộc anh em như: Kinh, Raglai, K’ho, Hoa ở 22 làng, 35 thôn, thuộc 13 xã của 06 huyện và 01 thành phố; trong đó tập trung đông nhất ở huyện Ninh Phước.

02:49 01/10/2013 Lượt xem: 662
Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã thuộc huyện nghèo trong cả nước đã thực hiện được 2 năm. Bên cạnh thành công bước đầu còn tồn tại nhiều khó khăn, trở ngại mà các tân Phó Chủ tịch (PCT) phải nỗ lực vượt qua. Ghi nhận ở tỉnh miền núi Yên Bái.