03:05 26/08/2015 Lượt xem: 54414
Phải thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", tạo được sự đồng thuận, công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện là những điều tâm đắc được đồng chí Nguyễn Văn Phúc – Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (ảnh bên) nhắc đi nhắc lại với chúng tôi trong cuộc trò chuyện đầu năm xoay quanh chủ đề xây dựng nông thôn mới tại địa phương thuộc diện huyện nghèo nhất cả nước.

10:40 15/06/2015 Lượt xem: 54038
Là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Công ty CP Hợp Nhất được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy phép khai thác than từ năm 2008. Ngay từ khi thực hiện dự án, Công ty đã chú trọng đến việc xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc khai thác than được an toàn, giữ vệ sinh môi trường. Đơn vị đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, chống ô nhiễm môi trường. Được tỉnh Bắc Giang đánh giá là một trong những doanh nghiệp làm ăn có uy tín và trách nhiệm với xã hội.

10:39 15/06/2015 Lượt xem: 54071
Hiệp Hòa là huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km. Năm 2013, huyện được Nhà nước công nhận và được hưởng chế độ các xã thuộc xã an toàn khu. Huyện chủ yếu phát triển kinh tế bằng việc sản xuất lương thực, trồng rau màu, nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây, huyện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn để phát triển thương mại nhưng chỉ được một số địa bàn thuận tiện, gần đường giao thông và gần với Hà Nội, còn các xã khác của huyện thì vẫn còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các xã nằm trong diện xã ATK của huyện.

10:38 15/06/2015 Lượt xem: 53807
Năm 2014, huyện Yên Thế (Bắc Giang) mặc dù còn khó khăn, song do có sự chỉ đạo điều hành đồng bộ, quyết liệt của Huyện ủy - UBND huyện, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ cao của các tầng lớp nhân dân, nên huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất cho gần 1.000 hộ người dân tộc thiểu số ở 10/10 xã thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.

10:10 15/06/2015 Lượt xem: 1443
Từ thành phố Lai Châu, theo Tỉnh lộ 4D lên Sìn Hồ, con đường như một dải lụa xuyên qua đại ngàn với những cánh rừng cây cối đâm chồi nảy lộc đua nhau khoe sắc đón xuân, bên những dãy núi cao ngất trời. Mỗi khúc cua, mỗi cung đường, mỗi mép vực đều chứa đựng những ấn tượng về một vùng đất với nhiều điều hấp dẫn, mới lạ. Đặc biệt, sau 7 năm, kể từ ngày cây cao su đầu tiên được trồng trên đất Sìn Hồ theo chủ trương của tỉnh Lai Châu, đến nay loại cây công nghiệp này đã trở thành cây chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo cho vùng đất này. Điều đáng mừng là cây cao su phát triển đến đâu thì giao thông được mở đến đó; cuộc sống người dân không chỉ no ấm mà hạ tầng cơ sở vật chất của huyện cũng ngày càng hoàn thiện hơn.

10:09 15/06/2015 Lượt xem: 1481
Than Uyên, mảnh đất cửa ngõ thuộc tỉnh biên giới Lai Châu với dải thung lũng Mường Than bằng phẳng rộng lớn sánh ngang cánh đồng lúa Mường Thanh (Điện Biên) và Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), trong câu ca lưu truyền trên miền Tây Bắc: “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”... Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và tỉnh Lai Châu, diện mạo kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã có nhiều đổi thay.

10:08 15/06/2015 Lượt xem: 1431
Là huyện mới được thành lập, Nậm Nhùn thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo song song với công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật, di dân tái định cư (TĐC). Điều này đòi hỏi cho Ban Lãnh đạo huyện phải có những hoạch định cụ thể, những bước đi vững chắc, những cách làm sáng tạo mang tính đột phá.

10:07 15/06/2015 Lượt xem: 1402
Những ngày cuối năm 2014, ngược lên Tây Bắc, chúng tôi đến với huyện miền núi, vùng cao, biên giới Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Nậm Nhùn có 11 xã, thị trấn, 11 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trên địa bàn huyện có dòng sông Đà, sông Nậm Na và nhiều suối nhỏ khác. Do vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, điều tiết nguồn nước cho các công trình trọng điểm của quốc gia như: Thủy điện Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và điều tiết nước sản xuất cho vùng châu thổ sông Hồng.

10:06 15/06/2015 Lượt xem: 1368
Lai Châu là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tiềm năng về đất đai với diện tích tự nhiên 906.878 ha, trong đó mới có 93.000 ha diện tích đất đang trồng cây nông nghiệp. Toàn tỉnh còn khoảng trên 300.000 ha đất trống, đồi núi trọc có thể khai thác để phát triển sản xuất nông nghiệp như: Trồng chè, cao su, mắc ca, cây ăn quả, trồng rừng kinh tế, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.