02:53 11/04/2013 Lượt xem: 332
Quảng Trị có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với khoảng 6,9 vạn người, chiếm hơn 13% dân số, trong đó đông nhất là dân tộc Vân Kiều khoảng 55.079 người, cư trú tập trung vùng miền núi phía Tây với diện tích chiếm 68% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Cộng đồng dân tộc Vân Kiều ở Quảng Trị có truyền thống đoàn kết xây dựng quê hương, một lòng một dạ đi theo Đảng và Bác Hồ, đồng bào dân tộc tự hào lấy họ Hồ làm họ của mình.

02:52 11/04/2013 Lượt xem: 309
Sau chiến thắng Việt Bắc, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua yêu nước, động viên toàn dân kháng chiến, kiến quốc.

02:52 11/04/2013 Lượt xem: 430
Nằm dưới triền núi trùng điệp và chon von bên suối Nậm Luộng, xã Nghĩa Đô là địa bàn cư trú lâu đời của đồng bào Tày. Nơi đây có những ngôi nhà sàn xinh xắn quây quần, dựa lưng vào sườn núi. Người dân nơi đây không ai biết nhà sàn có từ bao giờ, chỉ biết là khi sinh ra, họ đã thấy nó tồn tại và lớn lên họ biết lấy gỗ làm nhà. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, những ngôi nhà sàn giản dị, mộc mạc đã trở thành nét đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng.  

02:50 11/04/2013 Lượt xem: 539
Chiều ngày xuân, trong tiết trời lành lạnh, tôi đến Làng văn hóa du lịch cộng đồng ở xã Quỳnh Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn), nghe người dân nói, ở thôn Thâm Pát, có ông Dương Công Lạc, 76 tuổi, là người nhiều năm nay say mê, tâm huyết sưu tầm, lưu giữ những lời hát ví nhầu, ví nhài bay bổng, tình tứ, những bài lượn mượt mà, say đắm và biết bao làn điệu hát then đậm đà bản sắc của dân tộc Tày ở vùng quê cách mạng Bắc Sơn.  

02:49 11/04/2013 Lượt xem: 385
Những năm qua, giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có nhiều nổ lực, nhưng kết quả chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển và những mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo được Đại hội XI của Đảng xác định là một khâu đột phá chiến lược. Vì vậy, sự ghiệp giáo dục - đào tạo của cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số miền núi nói riêng cần phải có quyết tâm chính trị cao, nổ lực lớn và đổi mới từ nhận thức đến hành động thực tiễn.

04:14 10/04/2013 Lượt xem: 311
Nhân kỷ niệm 67 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9, từ ngày 28/8 đến 2/9, Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội lần thứ II năm 2012 đã được tổ chức tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Sau 10 năm trở lại kể từ lần tổ chức đầu tiên năm 2002, chương trình lần này có quy mô lớn, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, khẳng định sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa Tây Nguyên trong nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc Tây Nguyên với nhân dân thủ đô, nhân dân cả nước trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

04:01 10/04/2013 Lượt xem: 536
Đồng bào Pa Cô ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang còn sử dụng những loại nhạc cụ vào loại hàng hiếm, mang bản sắc riêng của một cộng đồng có nhiều ưu điểm về văn hóa truyền thống, nhất là trong lĩnh vực chế tác và thưởng thức các khí cụ âm nhạc.

03:54 10/04/2013 Lượt xem: 1314
Gia Lai là tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, trên địa bàn tỉnh có 38 dân tộc cùng chung sống, chủ yếu là dân tộc Jrai, Bahnar chiếm khoảng 44% dân số trong tỉnh. Gia Lai luôn coi công tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa cổ truyền là một nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ của riêng ngành văn hoá.