Những nhiệm vụ trọng tâm giải pháp chủ yếu thực hiện công tác dân tộc năm 2012
02:38 11/03/2013 Lượt xem: 306 In bài viết1. Tiếp tục chỉ đạo tổ chức tốt việc tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 2,3,4 (Khoá XI) và nghị quyết đại hội đảng và cấp uỷ các cấp, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2011-2020 và một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX và Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 3/11/2009 về công tác dân tộc.
2. Hoàn thành Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Dân tộc nhiệm kỳ 2011-2016 thay thế Nghị
định 60/2008/NĐ-CP trình Chính phủ trong quý 1/2012, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ
quan công tác dân tộc theo nhiệm kỳ 2011-2016 từ Trung ương đến địa phương. Xây
dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự
các Vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban theo Nghị định mới.
3. Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm toàn khoá nhiệm kỳ
2011-2016 của Uỷ ban Dân tộc, cụ thể là:
- Hoàn thiện Chiến lược và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến
lược công tác dân tộc giai đoạn 2011-2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và
tổ chức thực hiện.
- Tổ chức xây dựng Đề án thành lập Học viện Dân tộc.
- Xây dựng mới, rà soát bổ sung, sửa đổi 28 chương trình, chính sách cho vùng
dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2016, định hướng đến 2020 trình Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung
ương đến cơ sở. Xây dựng chính sách đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức làm
công tác dân tộc trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc.
- Xây dựng bộ dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam; bản danh mục thành phần
các dân tộc Việt Nam.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở cơ quan Uỷ ban Dân tộc.
4. Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động-Thương binh và
Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Văn
phòng Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ 8 đề án báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là Chương trình 135 giai đoạn III.
5. Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc thực hiện có hiệu quả Nghị định 05/2011/NĐ-CP về
công tác dân tộc.
6. Tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc đảm bảo tập trung, có
trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải và có hiệu quả. Trình Thủ tướng Chính phủ
bổ sung vốn năm 2012 cho các chính sách theo Quyết định 33, 32, 1592, trung tâm
cụm xã, Quyết định 18, Quyết định 1672… Huy động nguồn lực của các nhà tài trợ
Quốc tế để bổ sung thêm cho các xã đặc biệt khó khăn.
7. Nắm chắc tình hình, nhất là các vấn đề nổi cộm; tập trung giải quyết những
vấn đề bức xúc như đồng bào dân tộc di cư tự do, du canh du cư, thiếu đất sản
xuất, điện, nước sinh hoạt, đói nghèo…
8. Chỉ đạo tổ chức phân định lại khu vực vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí
mới, làm cơ sở cho việc xây dựng, thực hiện các chính sách giai đoạn 2012-2015.
9. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành,
ứng dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO, công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về
lĩnh vực công tác dân tộc. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham
nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
10. Chỉ đạo và tổ chức tổng kết một số chính sách:
- Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 1/2/2008 về
“Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số từ cơ sở
đến Trung ương”.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ tổng kết công tác đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số
theo Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 8/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung
là xã) người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010.
11. Các cơ quan công tác dân tộc địa phương cần tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền:
Đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân
tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn; tập
trung hỗ trợ đồng bào nghèo, các dân tộc đặc biệt khó khăn giải quyết những vấn
đề bức xúc như: đói giáp hạt, đói do thiên tai, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm
bợ, thiếu đất sản xuất, ổn định dân cư…; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên
giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; quan tâm hơn đối với đồng bào
dân tộc thiểu số về giáo dục, đào tạo nghề, văn hoá, y tế, đào tạo cán bộ; giải
quyết tốt vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kiên quyết ngăn
chặn việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng để hoạt động phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra “điểm nóng” về an ninh, trật tự
xã hội ở vùng dân tộc và miền núi; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính
trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng
bào dân tộc, khắc phục tình trạng cơ sở không có tổ chức đảng và đảng viên.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng
viên về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới. Xem việc quán
triệt và thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và
quan trọng của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể từ
Trung ương đến địa phương. Xác định rõ trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các
cấp, các ngành trong việc thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước.
Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, nhất là Báo, Tạp chí của Uỷ ban Dân tộc,
một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn
giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg thông tin, tuyên truyền các
chủ trương, chính sách dân tộc, công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước cho mọi
cán bộ, đảng viên và cho nhân dân. Phổ biến sâu rộng, hình thức phong phú các
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi đến
đồng bào trong từng xã, từng buôn làng, thôn, bản.
2. Đổi mới, nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành:
Bám sát Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
chính quyền địa phương về phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và thực tiễn công
việc để xây dựng chương trình công tác năm 2012; tập trung chỉ đạo, điều hành
quyết liệt thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ
kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bất cập, yếu kém trong hoạt động của Uỷ ban
Dân tộc và công tác dân tộc ở địa phương.
Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Uỷ ban, xây dựng quy chế làm việc
chặt chẽ, rõ ràng để điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo đúng nguyên tắc “tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, phân cấp trao quyền quản lý giữa các đồng chí
lãnh đạo Uỷ ban và giữa lãnh đạo Uỷ ban với thủ trưởng đơn vị để chủ động, quyết
đoán trong chỉ đạo, điều hành đối với nhiệm vụ được phân công, gắn phân cấp với
tăng cường kiểm tra, giám sát và tính tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình
trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm. Công khai, minh bạch trong hoạt động của Uỷ ban.
Tăng cường kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, đảm bảo nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công việc, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại sự chỉ đạo của cấp trên
trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Duy trì nghiêm chế độ giao ban công tác
tuần, tháng, quý của lãnh đạo Uỷ ban với lãnh đạo Vụ, đơn vị. Thực hiện nghiêm
chế độ thông tin, báo cáo.
3. Thực hiện tốt công tác phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan của Đảng, Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân để huy động sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả
công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc đối với vùng dân tộc, miền
núi; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh những chính sách đã có,
nghiên cứu ban hành những chính sách mới, bổ sung nguồn lực để đáp ứng yêu cầu
phát triển các vùng dân tộc và nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai đoạn mới.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế để vừa nâng cao vị thế công tác dân tộc, vừa huy
động thêm nguồn vốn cho đầu tư, phát triển, giúp đỡ vùng dân tộc và miền núi. Ưu
tiên đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, phát triển nhanh kinh tế-xã hội, giải quyết
những khó khăn, bức xúc của đồng bào vùng dân tộc và miền núi; trước hết tập
trung cho vùng đặc biệt khó khăn.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình
và kết quả thực hiện các nghị quyết, các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước. Nghiên cứu ban hành cơ chế khuyến khích người dân, các tổ chức nhân
dân tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở
vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học theo hướng sản phẩm nghiên cứu khoa học
phải là cơ sở lý luận và thực tiễn để phục vụ trực tiếp xây dựng chính sách dân
tộc, nhất là xây dựng các mô hình trực tiếp đối với người dân. Ứng dụng khoa học,
công nghệ thông tin vào quản lý, chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả, chất
lượng công tác, tiết kiệm kinh phí.
7. Tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung
ương đến địa phương. Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công
tác dân tộc để nâng cao chất lượng tham mưu cho Đảng, Chính phủ và tham mưu cho
cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc. Xây dựng
cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào Uỷ ban Dân tộc và
hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc.
8. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, công tác khen thưởng trên tất cả các
lĩnh vực hoạt động, để kịp thời động viên, khuyến khích toàn thể cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng, tiến
độ và hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.