Diễn đàn Liên Hợp Quốc lần thứ năm về nhân quyền
10:13 25/03/2013 Lượt xem: 262 In bài viếtThứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương vừa hoàn thành nhiệm vụ trên cương vị Trưởng phái đoàn Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp quốc lần thứ 5 về nhân quyền tại Geneva (Thụy Sĩ). Tại diễn đàn quan trọng này, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Xuân Lương đã phát biểu tham luận với nội dung “Một số thành tựu, biện pháp trong đảm bảo quyền các dân tộc thiểu số Việt Nam”.
Tham dự diễn đàn, phái đoàn Việt Nam cần hoàn thành
các mục tiêu: (1): Làm cho Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế hiểu rõ những nỗ lực
của Việt Nam trong thực hiện quyền con người; (2) Hoạt động đối ngoại tại diễn
đàn để hạn chế sự chống phá của một số tổ chức phản động lợi dụng vấn đề nhân
quyền, dân tộc, tôn giáo; (3) Góp phần tranh thủ sự đồng thuận của bạn bè quốc
tế ủng hộ Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền thế giới nhiệm kỳ
2014-2016. Ngay sau khi trở về Việt Nam, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Xuân
Lương đã dành cho Tạp chí Dân tộc một cuộc phỏng vấn nhanh. Tạp chí Dân tộc trân
trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
PV: Thưa đồng chí Thứ trưởng, trên cương vị trưởng phái đoàn Việt Nam tại
diễn đàn Liên Hiệp quốc về nhân quyền, xin đồng chí cho biết nội dung chính và
thành phần của diễn đàn lần này?
Thứ trưởng, PCN Hoàng Xân Lương:
Diễn đàn Liên Hiệp Quốc lần thứ năm về nhân quyền, tập trung vào chủ đề chính là
các vấn đề về Dân tộc, Chủng tộc, Tôn giáo, Người Bản địa. Sau bài khai mạc của
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, Bà Chủ tịch Hội đồng nhân quyền đọc báo
cáo tổng kết 20 năm thực hiện Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc, tiếp đến các thành
viên Cao ủy Liên Hiệp Quốc trình bày báo cáo chuyên đề về các vấn đề nêu trên.
Diễn đàn có 2 ngày trao đổi tranh luận công khai
Thành phần dự diễn đàn gồm đại biểu đại diện 129 quốc gia, vùng lãnh thổ và các
tổ chức quốc tế. Vì là diễn đàn công khai, nên có nhiều tổ chức có quan điểm
khác nhau cũng được mời đến tham dự, ví dụ như Đảng Việt Tân, tổ chức Căm Pu
Chia Khmer Crôm KKF, Văn phòng Quốc tế Chăm Pa, Tổ chức Hậu Duệ Chăm Pa, Quỹ
người Thượng... do đó diễn đàn nhân quyền bao giờ cũng là cuộc đấu tranh ý thức
hệ và lợi ích quốc gia, Dân tộc.
PV: Thưa đồng chí Thứ trưởng, Đoàn Việt Nam dự diễn đàn lần này nhằm đạt được
mục đích gì?
Thứ trưởng, PCN Hoàng Xuân Lương:
Ta đặt ra 3 mục tiêu: Một là, làm cho Liên Hiệp Quốc và bạn bè quốc tế hiểu rõ
những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện Quyền con người, chia sẻ những
khó khăn của ta do hoàn cảnh nền kinh tế yếu kém, lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề; hai là, hoạt động đối ngoại tại diễn đàn để hạn chế sự chống phá của
một số tổ chức phản động lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; ba là,
góp phần tranh thủ sự đồng thuận của bạn bè quốc tế ủng hộ Việt Nam làm thành
viên Hội đồng nhân quyền thế giới nhiệm kỳ 2014-2016.
PV: Cùng một lúc phải thực hiện được cả 3 mục tiêu, trong đó vừa đấu tranh
làm rõ sai trái của các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhân quyền, dân tộc tôn giáo
để nói xấu Việt Nam, lại vừa phải tranh thủ được cảm tình của các quốc gia để
sang năm 2013 bầu Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền Thế giới. Đồng chí thấy có
lúc nào gay cấn, phức tạp hoặc khó xử không?
Thứ trưởng, PCN Hoàng Xuân Lương:
Có hai thời điểm khá phức tạp. Lần đầu là lúc một tổ chức NGO ở Châu Âu phê phán
Trung Quốc vi phạm quyền các dân tộc thiểu số ở khu tự trị Tân Cương, lập tức
đoàn Trung Quốc phản ứng, dùng quyền phủ quyết. Cu
Ba, Nga, Pakistan, Belaqus lên tiếng ủng hộ Trung Quốc, nhưng các nước Mỹ, Na Uy,
Đan Mạch, Thụy Sỹ phản ứng dữ dội. Cuộc khẩu chiến nổ ra giữa hai bên. Lúc đó
trong đầu tôi có hai luồng ý nghĩ: nếu không lên tiếng thì dễ bị các nước có
quan hệ truyền thống cho là ta không ủng hộ, nhưng nếu ta lên tiếng thì sẽ bị cô
lập tại diễn đàn, và ảnh hưởng trực tiếp đến việc bầu cử Việt Nam vào Hội đồng
nhân quyền. Lần thứ hai khi một số tổ chức đối lập phê phán ta vi phạm nhân
quyền.
Đoàn của ta đã bố trí cán bộ theo sát đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, nắm chắc danh
sách đăng ký tham luận của các đoàn, nhất là một số tổ chức đối lập, dự kiến các
tình huống và phương án xử lý, do đó đoàn ta chủ động lựa chọn giải pháp tranh
thủ trao đổi trực tiếp với các đoàn mà không tham gia tranh luận tại diễn đàn.
Khi có một số ý kiến nói xấu Việt Nam, Ta đã vận động các tổ chức có tình cảm
với Việt Nam, tranh thủ cả tổ chức NGO tiến bộ để lên tiếng bảo vệ Việt Nam.
Cách làm này có hiệu quả rất cao, Ta đã tranh thủ được sự đồng thuận của đoàn
Chủ tịch, và đa số các quốc gia tạo thuận lợi để Việt Nam ứng cử vào thành viên
Hội đồng Nhân quyền thế giới nhiệm kỳ 2014-2016. Đó là thành công của đoàn Việt
Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc lần này.
PV: Xin cảm ơn đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm!
Nguyễn Quang Hải (thực hiện)