02:45 02/08/2013 Lượt xem: 926
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, tập trung các nguồn lực thông qua chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế- xã hội ở vùng dân tộc, miền núi, đặc biệt là vùng có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án "Ổn định sản xuất phát triển kinh tế- xã hội ở vùng dân tộc Mông huyện Mường Lát". Qua thực hiện các chính sách, các chương trình, dự án đều phát huy hiệu quả, có tác động tích cực đến vùng dân tộc Mông. Tuy nhiên do đồn bào sinh sống ở vùng cao biên giới, xuất phát điểm thấp nên hiệu quả chưa đạt được như mong muốn. Vậy giải pháp nào để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông sinh sống?

02:24 02/08/2013 Lượt xem: 439
Vấn đề cũVùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Thừa Thiên - Huế chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, chủ yếu là rừng và đất lâm nghiệp, trong khi đó, cư dân nơi đây chỉ chiếm khoảng 10% dân số toàn tỉnh (đồng bào DTTS chiếm khoảng hơn 5%), đại đa số hoạt động sản xuất nông nghiệp, lấy đất đai làm tư liệu sản xuất chủ yếu. Liên tục trong 15 năm gần đây, Đảng và Nhà nước thông qua nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội đã tập trung đầu tư mạnh và tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Mặc dù vậy, nghịch lý là dân rất ít, đất rất nhiều, song đây vẫn là vùng khó khăn và nghèo nhất tỉnh. Hộ nghèo toàn tỉnh có 11,16% thì miền núi có 18,9%, vùng DTTS có 28,57%. Hộ cận nghèo toàn tỉnh có 6,83% thì vùng DTTS có 14,72%. Tất cả 18 xã có tỷ lệ hộ nghèo >25% đều thuộc vùng DTTS&MN. Đáng lưu ý là, số liệu thống kê hằng năm cho thấy, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới ở vùng này rất cao.

10:41 02/07/2013 Lượt xem: 557
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc đào tạo, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số và xem đây là lực lượng chủ yếu tại địa phương để thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số không chỉ là người tham gia hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn là người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn quần chúng thực hiện và có nhiều thuận lợi hơn đối với cán bộ miền xuôi được cử lên công tác. 

04:37 01/07/2013 Lượt xem: 421
Chính sách dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. 15 năm qua, Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng dân tộc, miền núi, tiêu biểu như: Chính sách về định canh, định cư, xóa đói, giảm nghèo, Nghị quyết 30a, Chương trình 134, 135; chính sách ưu tiên về giáo dục - đào tạo, dạy nghề; chính sách nhà ở, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số; các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

04:11 26/06/2013 Lượt xem: 422
Cùng với sự phát triển kinh tế, tác động của cuộc sống hiện đại, những năm qua, mảnh đất Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi để hòa nhịp cùng chuyển động, đi lên của đất nước. Nhưng dường như văn hóa của một Tây Nguyên hùng vĩ rực rỡ những sắc mầu tự bao đời mỗi ngày một nhạt nhòa.

02:53 21/06/2013 Lượt xem: 3248
Công tác dân tộc và thực hiện công tác dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng của cách mạng Việt Nam. Qua các thời kỳ Đại hội, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm nhất quán: Công tác dân tộc là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Điều đó, tiếp tục được khẳng định qua các kỳ đại hội Đảng. Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta”. 

02:50 21/06/2013 Lượt xem: 3603
Xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội là nhiệm vụ quan trọng của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Đối với vùng dân tộc thiểu số, thực hiện nhiệm vụ này càng có ý nghĩa quan trọng

09:39 23/04/2013 Lượt xem: 679
Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14,27% dân số cả nước; phần lớn sinh sống ở khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. 

09:30 23/04/2013 Lượt xem: 1257
Đồng bào dân tộc Thái chiếm số lượng lớn nhất trong cộng đồng dân tộc thiểu số đang sinh sống tại Nghệ An. Địa bàn cư trú của người Thái cũng như các dân tộc khác chủ yếu nằm ở các huyện miền núi phía Tây. Huyện Quỳnh Lưu có khoảng hơn 1000 người Thái sinh sống, tập trung ở 5 bản: Nam Việt, Tân Tiến, Tân Thành, Bắc Thắng (xã Tân Thắng) và Trung Tiến (xã Quỳnh Thắng.)