10:20 09/06/2015 Lượt xem: 55266
Sơn La là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhận biết được sự cần thiết, quan trọng của việc xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng để mọi người dân nắm được những quy tắc ứng xử trong nội bộ cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số thôn, bản và tự nguyện chấp hành các nội dung đã được đưa ra bàn bạc, thống nhất; ngay sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 56/1999/TT-BNN-KL ngày 30/3/1999 về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1495/QĐ-UB ngày 27/7/2000 về việc Ban hành hướng dẫn “Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cấp bản áp dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La” .

10:36 08/06/2015 Lượt xem: 55548
Thi hành Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc và Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư liên tịch về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở xã, phường, thị trấn. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014. 

10:29 08/06/2015 Lượt xem: 82394
Sinh viên Việt Nam - những chủ nhân tương lai của đất nước có vị trí và vai trò rất quan trọng trong xã hội. Song trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, sự tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, đã làm xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực trong lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ sinh viên, nên việc giáo dục đạo đức cho sinh viên đang là vấn đề cấp thiết, được toàn xã hội quan tâm. Để khắc phục những biểu hiện tiêu cực đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các cuộc điều tra xã hội học, tâm lý học, triết học…và xác định ba chủ thể có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên chính là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường có vai trò hết sức to lớn trong giáo dục đạo đức cho sinh viên để sau này họ có thể trở thành những công dân tốt, sống có ích cho xã hội.

10:23 08/06/2015 Lượt xem: 57425
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm có 54 dân tộc anh em. Các dân tộc tồn tại thống nhất, gắn bó với nhau. Trong đó, dân tộc Kinh là đông nhất, chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chiếm 13,8% dân số. Đa số các dân tộc thiểu số sống ở miền núi và vùng sâu, vùng xa.

10:51 08/05/2015 Lượt xem: 3170
Đồng bào Khmer sống chủ yếu ở Tây Nam bộ với dân số khoảng hơn 1 triệu người, chiếm 7% dân số của cả vùng. Vì vậy, giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Tây Nam bộ không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của vùng mà còn góp phần thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh chính trị của vùng. Với ý nghĩa KT-XH, chính trị to lớn đó, công tác giảm nghèo cho đồng bào Khmer luôn được Chính phủ và chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng và đã mang lại nhiều chuyển biến trong đời sống của đồng bào. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo cho đồng bào Khmer còn không ít thách thức và khó khăn đòi hỏi chúng ta phải luôn rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức triển khai.

10:45 08/05/2015 Lượt xem: 3320
Từ nhận thức sâu sắc về tình hình quốc tế và trong nước, phát huy những thành quả to lớn mà công cuộc đổi mới đã đạt được, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) đã đề ra chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Triển khai thực hiện chủ trương này, ngày 10 tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về Hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác của Đảng ta từ Đại hội IX đến nay; phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và phương hướng nhiệm vụ hội nhập quốc tế của nước ta giai đoạn tới.

10:16 08/05/2015 Lượt xem: 2881
Năm 2009, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ nhất đã diễn ra là sự kiện tạo thêm động lực phát triển, đổi mới mọi mặt của hệ thống chính trị và người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tỉnh có 2 huyện (Nam Đông, A Lưới) dân tộc thiểu số và miền núi, 3 huyện, thị xã (huyện Phú Lộc, Phong Điền, thị xã Hương Trà) và 34 xã có đồng bào dân tộc thiểu số, 46 xã miền núi, 12 xã biên giới; có 14 xã đặc biệt khó khăn, biên giới và 19 thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2014-2015. Dân số toàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có gần 136.000 người/hơn 30.400 hộ (chiếm hơn gần 14% tổng dân số toàn tỉnh), trong đó người dân tộc thiểu số 48.568 người (chiếm 35,8% dân số toàn vùng), bao gồm các dân tộc: Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy, Vân Kiều. Trên địa bàn tỉnh có 86 km đường biên giới giáp với nước bạn Lào, nằm trọn địa phận huyện A Lưới. Có cửa khẩu S3 (Hồng Vân – Cu Tai) đi qua tỉnh Salavan (Lào) và cửa khẩu S10 (Ta Vàng – A Đớt) đi qua tỉnh Sê Kông (Lào). Vùng dân tộc và miền núi là căn cứ địa cách mạng của 2 cuộc kháng chiến, là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế lớn, có vị trí chiến lược rất quan trọng về biên giới, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của tỉnh và khu vực miền Trung.

10:13 08/05/2015 Lượt xem: 1737
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc về chính sách dân tộc (tháng 7/2014), đại diện các Bộ, ngành Trung ương đã phát biểu ý kiến làm rõ kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế và đề xuất cơ chế, chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình. Tạp chí Dân tộc trích đăng lược ghi ý kiến của các Bộ, ngành.

03:16 08/05/2015 Lượt xem: 2339
LTS: Ngày 14/01/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc - văn bản có tính pháp lý cao nhất trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc; là công cụ, cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Hướng tới Hội nghị toàn quốc sơ kết thực hiện Nghị định 05, dự kiến tổ chức vào quý III/2015, Ủy ban Dân tộc đang tiến hành sơ kết đánh giá 3 năm thực hiện Nghị định 05. Tạp chí Dân tộc giới thiệu cùng bạn đọc một số tồn tại, hạn chế và kế hoạch thực hiện Nghị định 05 trong giai đoạn tới.