09:43 08/08/2013 Lượt xem: 1026
Tạp chí Dân tộc là cơ quan báo chí, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban Dân tộc, có chức năng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phản biện xã hội; thông tin quan điểm, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

02:55 07/08/2013 Lượt xem: 1930
Những năm qua, các cấp, các ngành luôn quan tâm bảo tồn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc. Ngoài việc khôi phục lại nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian, hàng trăm nhà văn hóa cộng đồng đã được đầu tư xây dựng ở hầu khắp các thôn, bản, buôn, làng. Tuy nhiên, hiện nay, việc quản lý, sử dụng các nhà văn hóa cộng đồng ở nhiều nơi rất lãng phí. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa cộng đồng là câu hỏi cần quan tâm tìm lời giải.

02:19 07/08/2013 Lượt xem: 816
Thực hiện kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 28/11/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ban dân tộc đã triển khai các quy trình xác định bộ chữ tiếng dân tộc Pa Kôh- Ta Ôih và Ka Tu ( Điều tra, khảo sát và đối chiếu tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số; phỏng vấn các chuyên gia; tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến của các sở, nghành và chuyên gia...). Thực chất của việc xác định bộ chữ chính là công trình (Ấn hành thành sách, giáo trình, tài liệu...) các bộ chữ đó. Công việc này không chỉ thể hiện vai trò quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc mà còn đòi hỏi sự tham gia của các nhà chuyên môn về chuyên nghành này. Với trách nhiệm của Trưởng ban Dân tộc và người trực tiếp tham gia nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam, tác giả bài viết đề xuất một số nội dung như sau:

02:10 07/08/2013 Lượt xem: 406
Miền Tây Nghệ An là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có các dân tộc đã khá phát triển, có quy mô dân số đông như: Thái, Mông, Thổ... Song cũng còn một số dân tộc chậm phát triển, quy mô dân số ít như: Khơ mú, Đan Lai, Ơ Đu... Các dân tộc cư trú phân tán và xen kẽ, chủ yếu trên các vùng rừng núi có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái.

03:26 06/08/2013 Lượt xem: 2128
Bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời cũng như tiếp thu những thành tựu văn hóa nhân loại là một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong xã quá trình đó còn tồn tại một số phong tục tập quán kìm hãm sự phát triển mà nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết của đồng bào dân tộc thiểu số là minh chứng rõ nét nhất. Tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết vừa thể hiện sự cổ hủ, lạc hậu, vừa kìm hãm phát triển. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết còn cản trở sự phát triển thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý, nhận thức, học vấn, giống nòi; đồng thời là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới.

10:48 02/08/2013 Lượt xem: 509
Núi rừng hùng vĩ, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, con người giàu lòng mến khách, nhiều phong tục, tập quán và những món ăn lạ, là những đặc trưng cơ bản của vùng cao. Nơi đây luôn cuốn hút những người ham tìm hiểu, đặc biệt là các nhà báo.

03:00 02/08/2013 Lượt xem: 393
Tạp chí Dân tộc trước năm 2003 là Tạp chí Dân tộc và Miền núi, được thành lập ngày 23/6/1999 theo Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi. Sau 2 tháng thành lập, ngày 9/9/1999, số Tạp chí đầu tiên được xuất bản.

02:57 02/08/2013 Lượt xem: 927
Đắk Nông là nơi cư trú lâu đời của người M’Nông, Mạ, Ê Đê. Bản sắc văn hóa làm nên giá trị truyền thống (GTTT) của các dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa được biểu hiện sinh động trong không gian văn hóa cồng chiêng, sử thi Ot’ndrong, trang phục, dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân gian, lễ hội…; các thiết chế truyền thống như già làng, hội đồng luật tục… Từ khi tái lập tỉnh Đắk Nông (năm 2004) đến nay, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tích cực tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích đồng bào tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống (VHTT) tại cộng đồng. Nhờ nỗ lực đó, nhiều GTTT của các dân tộc bản địa đã được khơi dậy và phát huy. Tuy nhiên hiện nay, VHTT đang đứng trước mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế với nhiều thách thức.

02:45 02/08/2013 Lượt xem: 838
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, tập trung các nguồn lực thông qua chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế- xã hội ở vùng dân tộc, miền núi, đặc biệt là vùng có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án "Ổn định sản xuất phát triển kinh tế- xã hội ở vùng dân tộc Mông huyện Mường Lát". Qua thực hiện các chính sách, các chương trình, dự án đều phát huy hiệu quả, có tác động tích cực đến vùng dân tộc Mông. Tuy nhiên do đồn bào sinh sống ở vùng cao biên giới, xuất phát điểm thấp nên hiệu quả chưa đạt được như mong muốn. Vậy giải pháp nào để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông sinh sống?