09:00 11/04/2013 Lượt xem: 603
Dân tộc Việt Nam gồm nhiều tộc người hợp thành, có đa số, có thiểu số, có miền núi, có miền xuôi; tuy trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... có khác nhau, hoặc nhiều, hoặc ít; chủ yếu là do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử, nhưng từ ngàn xưa đã biết đùm bọc nhau, đồng cam cộng khổ, chung lưng đấu cật xây dựng và gìn giữ quê cha, đất tổ.
08:53 11/04/2013 Lượt xem: 411
Ngay từ thời kỳ đầu trong đấu tranh cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò đặc biệt quan trọng của giai cấp nông dân, coi đây là lực lượng nòng cốt trong liên minh công nhân - nông dân - trí thức. Trong Sách lược cách mạng, Bác viết: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh gục bọn đại địa chủ và phong kiến.
08:36 11/04/2013 Lượt xem: 487
Là tỉnh có trên 30% dân số là người dân tộc Khmer, những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, Trà Vinh rất chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo, lãnh đạo các cấp ủy đảng quán triệt thực hiện Chỉ thị 68-CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) về “Công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer” và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) ngày 18/3/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Đồng thời, Tỉnh ủy xác định: Bên cạnh phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer, thì công tác đào tạo và sử dụng cán bộ từ lực lượng này có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh.
03:35 11/04/2013 Lượt xem: 446
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc của Tổ quốc, hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc thù về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người Việt Nam; có rừng vàng, biển bạc, sông núi, nước non... với 118,825 km đường biên giới đất liền giáp nước CHND Trung Hoa, hơn 191 km đường phân định Vịnh Bắc bộ trên biển.
03:34 11/04/2013 Lượt xem: 2204
Trong các nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia, bên cạnh các yếu tố như: tiềm lực tài chính, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ… thì nguồn nhân lực con người được coi là quan trọng nhất, quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Xuất phát từ thực tế của đất nước, từ đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đến nay, Đảng ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”.
03:32 11/04/2013 Lượt xem: 414
Ở Việt Nam lâu nay, trong không ít văn bản, báo chí, trên các diễn đàn, trong các cuộc hội thảo cũng như trong tiềm thức cuả nhiều người thường tồn tại suy nghĩ cho rằng, sở dĩ tình hình kinh tế, xã hội ở các tỉnh miền núi, trong các dân tộc thiểu số chậm phát triển là do người dân ở đây lạc hậu, mê tín dị đoan...Có thể khái quát một số nét chính ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số là: điều kiện tự nhiên khắc nghiệt phức tạp, đa dạng; dân cư phân bố không đồng đều; môi trường đang ngày càng bị suy thoái cơ sở hạ tầng nghèo nàn, thấp kém; thông tin, thị trường kém phát triển trình độ học vấn của người dân thấp, dẫn đến nghèo đói, bệnh tật; mặt khác nhiều chính sách của nhà nước chưa phù hợp.
03:01 11/04/2013 Lượt xem: 396
Trong công cuộc đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng nguồn lực con người; coi đây là nhân tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
03:00 11/04/2013 Lượt xem: 366
Để thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cho kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình giảm nghèo theo Quyết định 20/2007/QĐ-TTg, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, Nghị quyết trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 100/2007/QĐ-TTg... là những chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, nhận được sự quan tâm và đồng thuận cao của cả xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cho những vùng khó khăn nhất của đất nước.
02:59 11/04/2013 Lượt xem: 534
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc và nhân loại. Tư tưởng đó được hình thành từ những ngày đầu bôn ba tìm đường cứu nước và phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Người. Đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người để thấy rõ hơn tầm vóc to lớn về tấm gương đạo đức, nhân cách vĩ đại và tác phong của Người, hiểu rõ vì sao tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trở thành sức mạnh vô địch, chinh phục trái tim, khối óc của triệu triệu con người trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tâm niệm rằng: con người là vốn quý báu nhất và giữ vai trò quyết định sự thành bại của mọi hoạt động cách mạng.