02:59 11/04/2013 Lượt xem: 534
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc và nhân loại. Tư tưởng đó được hình thành từ những ngày đầu bôn ba tìm đường cứu nước và phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Người. Đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người để thấy rõ hơn tầm vóc to lớn về tấm gương đạo đức, nhân cách vĩ đại và tác phong của Người, hiểu rõ vì sao tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trở thành sức mạnh vô địch, chinh phục trái tim, khối óc của triệu triệu con người trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tâm niệm rằng: con người là vốn quý báu nhất và giữ vai trò quyết định sự thành bại của mọi hoạt động cách mạng.   

02:57 11/04/2013 Lượt xem: 344
Để thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cho kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình giảm nghèo theo Quyết định 20/2007/QĐ-TTg, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, Nghị quyết trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 100/2007/QĐ-TTg... là những chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, nhận được sự quan tâm và đồng thuận cao của cả xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cho những vùng khó khăn nhất của đất nước.

02:55 11/04/2013 Lượt xem: 509
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 theo Nghị quyết 800 QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ là chương trình rất lớn và toàn diện, lần đầu tiên được thực hiện tại nước ta trên quy mô cả nước.  

02:54 11/04/2013 Lượt xem: 3935
Đất đai là tài nguyên vô giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài sản, là nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về đất đai nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Luật và các văn bản có tính pháp lý về đất đai từng bước được hoàn thiện, đảm bảo các quyền lợi của người sử dụng đất, thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất được hình thành và phát triển.  

02:43 11/04/2013 Lượt xem: 1660
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc La Hủ ở nước ta có dân số 9.651 người (thuộc nhóm những dân tộc rất ít người ở nước ta), cư trú tại 16/63 tỉnh, thành phố. Đại đa số người La Hủ cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (9.600 người, chiếm 99,47 % tổng số người La Hủ tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Thái Nguyên (20 người), các tỉnh còn lại có không nhiều hơn 10 người.  

02:42 11/04/2013 Lượt xem: 472
Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là một chính sách đúng, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, nhiều di sản văn hóa các dân tộc thiểu số bản địa đã được sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển tốt như: Cồng chiêng Tây Nguyên, Cồng chiêng của dân tộc Mường, múa xòe của dân tộc Thái, hát Then của dân tộc Tày, lễ hội nhảy lửa cầu may của dân tộc Pà Thẻn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển văn hóa của một số dân tộc thiểu số bản địa như: Cuối, Họ, Kẹo, Mọn, Poọng, Đan Lai, Lâm La, Ly Hà ở Nghệ An và Nguồn, Rục, Sách, Mầy, Mã Liềng, A rem, Khùa ở Quảng Bình.... đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nghiên cứu, xác định thành phần, tên gọi dân tộc không đúng 3 tiêu chuẩn chủ yếu xác định thành phần dân tộc và 3 nguồn tài liệu chủ yếu dựng lại lịch sử tổ tiên dân tộc từ thời nguyên thủy đến nay, dẫn đến xóa bỏ mất thành phần, tên gọi của các dân tộc này trong bản danh mục 54 dân tộc Việt Nam.  

03:07 10/04/2013 Lượt xem: 1564
Định canh định cư là chính sách lớn của Nhà nước ta nhằm ổn định chỗ ở, phát triển bền vững sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, nhân dân các vùng dự án quy hoạch sắp xếp dân cư, vùng xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi lớn…

09:46 05/04/2013 Lượt xem: 456
Giai đoạn 2002-2008, cả nước có khoảng 421.405 hộ không có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất. Để giải quyết nhu cầu về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều Quyết định về chính sách đất ở, đất sản xuất như: Quyết định 132/2002/QĐ-TTg, Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 1342/QĐ-TTg, Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg. Ngoài ra, trong các Quyết định của Uỷ ban Dân tộc về việc phê duỵệt dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc rất ít người là Si La, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu, Pu Péo thuộc các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Nghệ An, Kon Tum có 590 hộ cần hỗ trợ đất ở, đất sản xuất.  

09:46 05/04/2013 Lượt xem: 386
Vào cuối thập niên 1980, khái niệm “tham gia 4 nhà” được tỉnh An Giang đưa ra nhằm mục đích định ra các thể chế, tổ chức và chính sách để triển khai các nghị quyết của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khái niệm này càng ngày càng phát triển rộng rãi, không chỉ tại An Giang, mà còn mở rộng đến các tỉnh, thành cả nước và trở nên quen thuộc với cái tên: liên kết "bốn nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước).