09:46 05/04/2013 Lượt xem: 387
Vào cuối thập niên 1980, khái niệm “tham gia 4 nhà” được tỉnh An Giang đưa ra nhằm mục đích định ra các thể chế, tổ chức và chính sách để triển khai các nghị quyết của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khái niệm này càng ngày càng phát triển rộng rãi, không chỉ tại An Giang, mà còn mở rộng đến các tỉnh, thành cả nước và trở nên quen thuộc với cái tên: liên kết "bốn nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước).
09:30 05/04/2013 Lượt xem: 1004
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về công tác giảm nghèo, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp giảm nghèo sát hợp thực tiễn và thu được những kết quả quan trọng. Dẫn chứng là trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã giảm được 61.255 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 4,02%, vượt kế hoạch đề ra (2,5%/năm). 11 huyện, thị xã, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%, trong đó có 5 địa phương có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%.
10:49 25/03/2013 Lượt xem: 440
Tháng 10 năm 1972, lẽ ra giữa ta và Mỹ đã đi tới một hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam như đã thỏa thuận, nhưng phía Mỹ đã bội ước, đưa máy bay chiến lược B52 đến ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Mưu đồ của Tổng thống Ních-Xơn và tập đoàn hiếu chiến Mỹ là dùng sức mạnh của B52, con chủ bài cuối cùng, để ép ta trên bàn đàm phán, hòng buộc ta phải chấp nhận những điều kiện áp đặt của họ.
10:11 25/03/2013 Lượt xem: 789
Thanh tra Uỷ ban là đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân tộc, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban quản lý nhà nước về công tác thanh tra; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban Dân tộc; thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Do tính chất quan trọng của công việc đảm nhiệm, hoạt động của Thanh tra Ủy ban Dân tộc trực tiếp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chỉ đạo.
10:09 25/03/2013 Lượt xem: 840
Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945): Ngay từ rất sớm, công tác dân tộc của Đảng đã đặt ra nhằm vận động, kêu gọi đồng bào các dân tộc tham gia cách mạng, thực hiện sự đoàn kết dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, chống lại chính sách chia rẽ dân tộc của thực dân Pháp.
02:59 11/03/2013 Lượt xem: 552
Việc bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số gắn liền với việc xác định tộc danh dân tộc thiểu số bản địa. Xác định tộc danh đúng thì văn hoá của dân tộc thiểu số bản địa được bảo tồn, phát triển đúng nó là nó. Xác định sai tộc danh thì văn hoá của dân tộc thiểu số bản địa bị hiểu sai lệch, thất truyền, thậm chí bị phủ nhận, thủ tiêu.
02:47 11/03/2013 Lượt xem: 1135
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) nêu rõ: “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là trọng tâm, trong đó coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa của các dân tộc thiểu số…”.
02:38 11/03/2013 Lượt xem: 1832
Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền văn hoá Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với xu thế hội nhập và phát triển, những luồng văn hoá khác nhau xâm nhập vào đời sống xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng, tác động mạnh đến văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, đáng chú ý là nguy cơ phai mờ, biến dạng bản sắc dân tộc. Do vậy, việc bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải tiếp tục thực hiện thường xuyên và lâu dài. Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách nhằm ưu tiên, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt: các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các khu vực khác trong cả nước đang ngày càng có xu hướng gia tăng cách biệt, vùng miền núi và dân tộc thiểu số đang còn những khó khăn, thách thức rất lớn, trong đó văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số đang đặt ra vấn đề giải quyết hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, giữa kinh tế và văn hoá.