08:58 01/11/2013 Lượt xem: 55057
Bản Là Si, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè (Lai Châu) có một tộc người mà đời sống của họ còn nhiều khó khăn, đó là cộng đồng người dân tộc La Hủ. Trước kia, người La Hủ chủ yếu sống trong hang hoặc dựng tạm lều lợp bằng lá cây rừng, khi lá vàng thì họ bỏ đi nơi khác kiếm sống, vì thế mà tộc người này còn có tên khác là Xá Lá vàng. Nhưng nay, đồng bào La Hủ ở Ka Lăng không còn ai thích nhắc đến cái tên đó nữa vì những người lính Biên phòng ở Ðồn 311 thuộc Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã đưa tộc người La Hủ qua cái hủ tục để sống trong ngôi nhà gỗ lợp tôn chắc chắn.
10:01 01/10/2013 Lượt xem: 55151
Cốc Phương theo tiếng dân tộc Giáy có nghĩa là gốc khế, một cái tên chân chất, gắn bó với làng quê và cũng là tên gọi của một bản vùng cao biên giới thuộc xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Dải đất giáp biên có chiều dài hơn chục cây số từng là đồi núi hoang vu, rậm rạp. Nhưng đến hôm nay diện mạo nông thông miền núi của bản người Mông ở Cốc Phương hiện hữu. Đồng bào đã ổn định đời sống, phát triển sản xuất, bản có 45 hộ thì đã không còn hộ nghèo.
03:12 07/08/2013 Lượt xem: 55262
Chúng tôi “bắt” xe khách từ thị xã Lai Châu vào sáng sớm, vượt hơn 200 km, nhưng đến được xã Can Hồ, huyện Mường Tè cũng đã chiều muộn. Biết chúng tôi đi tìm hiểu đời sống của đồng bào Si La, bác tài bảo lên đến cây cầu treo bắc qua sông Đà là sang được 2 bản của đồng bào Si La. Bác còn chỉ thêm, nếu đến bản Seo Hai, thì qua cầu rẽ phải, chỉ khoảng gần 1 km là đến, còn bản Sì Thâu Chải ở bên trái, cách gần 2 km. Đường từ đây dễ đi rồi.
01:41 02/08/2013 Lượt xem: 55040
Ngược Quốc lộ 7A, đến địa bàn xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn - Nghệ An), ngước nhìn dãy Pu Nhạ Thầu, chúng ta sẽ bắt gặp những ngôi nhà nằm giữa lưng chừng núi, ẩn hiện dưới những rặng cây cổ thụ trong đám mây ngàn. Nơi ấy là bản Huồi Thợ với gần 120 hộ gia đình dân tộc Khơ mú sinh sống và được ngành Văn hóa huyện Kỳ Sơn chọn làm điểm bảo tồn bản sắc văn hóa.
04:30 01/07/2013 Lượt xem: 5740
Là địa bàn có tỉ lệ người dân tộc Mông chiếm gần 13% dân số, cư trú tập trung ở 632 bản với trên 18.000 hộ, tỉnh Sơn La đã xây dựng và thực hiện bản cam kết'' 5 có, 5 không'', nhằm thay đổi một cách toàn diện đời sống của người Mông. Sau 5 năm triển khai(2007-2012), đời sống đồng bào dân tộc Mông tại Sơn La có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt
04:05 26/06/2013 Lượt xem: 2468
Trong những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của chính quyền và người dân xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà (Kon Tum) đã chính thức đạt được 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trở thành xã nông thôn mới đầu tiên ở tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Đây không chỉ là niềm vui, tự hào của xã mà còn của cả người dân Kon Tum, nhất là khi tỉnh đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh
10:21 20/05/2013 Lượt xem: 2320
Trong bài viết này điều tôi muốn nói đến là lối ứng xử giữa người với người ở nơi gọi theo cách dân dã là "Khỉ ho cò gáy". Đây chính là một nét đẹp văn hóa của các vùng quê Việt Nam xưa, rất tiếc là cùng thời gian nó đã bị mai một
04:19 18/04/2013 Lượt xem: 2372
Dự án phát triển dân tộc ít người nhất Việt Nam đã được triển khai thực hiện khá hiệu quả tại Kon Tum. Đồng bào dân tộc Brâu tại làng Đak Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, đang ngày càng phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, giáo dục, chất lượng cuộc sống... từ một dân tộc luôn phải sống du canh du cư, it được tiếp xúc với xã hội hiện đại, giờ đây làng mới Đak Mế của đồng bào Brâu dần trở nên trù phú.
10:24 11/04/2013 Lượt xem: 2242
Ngày hội Văn hoá - Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII đã diễn ra tại tỉnh Tuyên Quang với chủ đề “Đông Bắc-Miền đất thiêng liêng tươi đẹp”. Với gần 1.000 diễn viên, nghệ nhân, vận động viên quần chúng đã mang đến đêm khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII một chương trình nghệ thuật hoành tráng, đặc sắc, mang đậm âm hưởng và văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc đến từ 9 tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Bắc Giang.