04:26 10/04/2013 Lượt xem: 641
Từ những ngày đầu cầm quyền của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ (9/1945), nhiệm vụ phát triển giáo dục đã được Đảng, Bác Hồ và Chính phủ xác định là quốc sách hàng đầu.
04:22 10/04/2013 Lượt xem: 5242
Thời gian qua, nước ta đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án đẩy mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn nhất là nông thôn miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
04:18 10/04/2013 Lượt xem: 328
Từ năm 2005 đến nay, ở vùng dân tộc, miền núi nước ta đã có hơn 160 dự án, trên địa bàn 29 tỉnh, làm thủy điện lớn nhỏ, góp phần hết sức quan trọng đảm bảo nguồn năng lượng cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của đất nước.
03:09 10/04/2013 Lượt xem: 732
LTS: Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã quyết định tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Nhằm góp phần tổng kết thực tiễn, khái quát thành những vấn đề lý luận qua quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), từ số 145 (tháng 01/2013), Tạp chí Dân tộc giới thiệu một số bài viết của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu xung quanh chủ đề này.
09:42 05/04/2013 Lượt xem: 668
Lai Châu có diện tích tự nhiên là 9.112,3 km2, dân số khoảng 370.000 người thuộc hơn 20 dân tộc khác nhau. Địa hình Lai Châu chia cắt phức tạp, đất đai phần lớn có độ dốc cao, xa các trung tâm kinh tế lớn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển; nền kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc. Mặc dù đã có những bước phát triển, nhưng đến nay, Lai Châu vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất nước ta, có 66 xã đặc biệt khó khăn, 21 xã biên giới; trên 40% hộ nghèo; nguồn nhân lực vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, chất lượng lao động thấp, tỷ lệ người lớn biết chữ chỉ đạt 57,4%. Việc tìm tòi chuyển hướng đi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây..
10:17 25/03/2013 Lượt xem: 2386
Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đạo đức, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta từ hàng ngàn năm nay. Bàn về truyền thống “tôn sư trọng đạo”, cần hiểu nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa của thành ngữ này. “Sư” là “sư phụ” tức là thày dạy, trong đó có thày dạy học. “tôn sư” là đề cao vai trò và tôn vinh, kính trọng thày dạy. “trọng đạo” là tôn trọng và coi trọng các tôn giáo, đồng thời cũng là trọng đạo lý làm người. Trong bài viết này, chỉ giới hạn vấn đề “tôn sư trọng đạo” trong phạm vi giáo dục đào tạo con người.
10:16 25/03/2013 Lượt xem: 846
Nhằm tìm kiếm và triển khai các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, khắc phục rào cản ngôn ngữ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số, từ thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm thành công về giáo dục song ngữ của một số nước trên thế giới, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã triển khai nghiên cứu thử nghiệm giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ ở Việt Nam.
10:14 25/03/2013 Lượt xem: 1692
Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, Đảng ta luôn khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của toàn xã hội. Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng chủ trương tiến hành công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và trong quá trình đó, luôn gặp những thách thức lớn là vấn đề bảo tồn bản sắc văn hoá nói chung, văn hoá của đồng bào các DTTS nói riêng. Làm thế nào để bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số là câu hỏi hoàn toàn không dễ trả lời. Trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số thì giữ gìn và phát huy tiếng nói và chữ viết đóng vai trò hạt nhân của bản sắc văn hoá.
09:53 25/03/2013 Lượt xem: 2657
Việc dạy tiếng dân tộc trong nhà trường có ảnh hưởng lớn tới sức sinh tồn của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, đặc biệt với sự tồn tại và phát triển của hệ thống chữ viết. Nhà trường là kênh chính để truyền bá tri thức giữa các thế hệ, trong đó có ngôn ngữ. Dạy tiếng dân tộc trong nhà trường là một trong những phương thức quan trọng để bảo vệ có định hướng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Ở đó hình thành nên kĩ năng ngôn ngữ của các cá thể nhằm tạo ra những tiền đề cho sự hành chức của một ngôn ngữ trong những phạm vi giao tiếp rộng lớn sau đó.