10:17 11/04/2013 Lượt xem: 453
Thôn Suối Đấy, xã Phong Minh, Lục Ngạn là một trong những thôn khó khăn nhất của tỉnh Bắc Giang. Thôn được thành lập năm 1958, số dân sinh sống trong thôn thời điểm đông nhất là 60 người.
10:16 11/04/2013 Lượt xem: 422
Trạm Tấu là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Dân số toàn huyện 26.462 người, với 4.863 hộ, trong đó hiện có trên 13.150 người trong độ tuổi lao động.
09:50 11/04/2013 Lượt xem: 362
Văn Chấn là huyện miền núi phía tây của tỉnh Yên Bái, có 31 đơn vị hành chính (28 xã và 3 thị trấn), trong đó có 16 xã đặc biệt khó khăn. Huyện có 13 dân tộc chủ yếu sinh sống gồm Kinh (34,1%); Thái (21,9%); Tày (16,8%); Dao (9,3%); Mông (9,6%) còn lại là các dân tộc khác với những tập quán, bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng... vì vậy công tác dân tộc ở đây được chính quyền địa phương chú trọng hàng đầu.
09:36 11/04/2013 Lượt xem: 2137
Đầu năm 1950, biên giới Việt Trung còn bị phong tỏa bịt chặt, đế quốc Mỹ lăm le can thiệp vào chiến cuộc Việt – Pháp, cuộc sống kháng chiến vô cùng khó khăn, trong lúc đó ở phố Thanh Cù, xã Chấn Hưng, huyện Thanh Ba (Phú Thọ) nơi có khá đông đồng bào thủ đô tản cư lên làm ăn buôn bán sầm uất, đã tổ chức một đám cưới “đời sống mới” vợ một trợ lý Đại tá Cục trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu quá xa hoa, lãng phí, làm cho dư luận ồn ào bàn tán, đánh giá “đám cưới đã làm vẩn đục một khúc sông” (ý nói là Sông Thao gần đó).
09:12 11/04/2013 Lượt xem: 384
Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa trung du Bắc bộ và miền núi Tây Bắc, Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 12 dân tộc có dân số từ 500 người trở lên. Dân tộc thiểu số chiếm gần 54% dân số cả tỉnh, các dân tộc sinh sống đan xen; kinh tế-xã hội phát triển không đồng đều giữa các vùng, các dân tộc.
09:11 11/04/2013 Lượt xem: 560
Được sự quan tâm của huyện, xã đặc biệt là tinh thần trách nhiệm và vai trò của chi bộ, trưởng xóm Khe Quân trong việc phát huy nội lực trong vùng đồng bào dân tộc Nùng đã chung tay góp sức xây dựng các công trình phúc lợi, được bà con đồng lòng hưởng ứng.
09:09 11/04/2013 Lượt xem: 420
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh, huyện Tiên Yên được đánh giá là một trong những địa phương triển khai có hiệu quả các tiêu chí, góp phần rất lớn vào việc giúp người dân xoá nghèo, nâng cao đời sống. Để đạt được kết quả đó, huyện Tiên Yên đã có nhiều cách làm sát với thực tế nhu cầu của người dân.
09:08 11/04/2013 Lượt xem: 368
Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi gồm: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà với diện tích tự nhiên là 322.522 ha chiếm 62,60% diện tích toàn tỉnh, là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số: Hre, Kor, Ca dong (tộc người Ca dong không có tên trong 54 dân tộc anh em Việt Nam). Tính đến năm 2009, đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi có 161.091 người (Hre: 115.268, Kor: 28.110, Ca dong: 17.713 và các dân tộc thiểu số khác khoảng 528 người). Ngoài ra, còn có một bộ phận đồng bào thiểu số cư trú ở 7 xã thuộc 4 huyện đồng bằng của tỉnh: Mộ Đức, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa và Bình Sơn.
09:02 11/04/2013 Lượt xem: 335
Bên cạnh đó, Đảng ủy, chính quyền xã chú trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị từ xã đến thôn, buôn vững mạnh. Năng lực lãnh đạo của chi bộ, đảng viên trở thành hạt nhân chính trị, trung tâm đoàn kết ở các thôn, buôn, lãnh đạo các đoàn thể vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua, phát triển sản xuất, hỗ trợ giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh, trật tự. Vì vậy cuộc sống của người dân đã từng bước được cải thiện, cái đói, cái nghèo đã được đẩy lùi, kinh tế phát triển ổn định, nhiều mô hình làm kinh tế giỏi.