03:02 11/04/2013 Lượt xem: 953
Từ năm 1986 - thời điểm Đại hội IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề ra đường lối đổi mới, Lào đang chuyển dần từ kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đạt nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.  

03:02 11/04/2013 Lượt xem: 331
Từ trụ sở xã Thanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), chúng tôi theo con đường khúc khuỷu đến bản 8 tìm gặp Trưởng bản Pả Chương, ông nở nụ cười thân thiện, mời chúng tôi vào nhà, rồi giới thiệu về bản: Bản 8 là nơi sinh sống của 48 hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều. Từ bao đời nay, người dân sống chủ yếu nhờ vào rừng, họ khai thác rừng để bán kiếm sống qua ngày, đốt rừng làm rẫy, rừng bị khai thác bừa bãi. Một số hộ gia đình nuôi lợn, gà, trâu, bò, trồng lúa, trồng ngô... nhưng phương thức canh tác đơn giản, thiếu vốn, thiếu khoa học-kỹ thuật nên năng suất thấp, sản phẩm chỉ đủ phục vụ sinh hoạt của gia đình một cách dè sẻn. Vì vậy người dân quanh năm làm vất vả nhưng đời sống kinh tế vẫn nghèo đói, trình độ dân trí thấp, trẻ em thì mù chữ.  

03:01 11/04/2013 Lượt xem: 301
Phước Long là huyện vùng nông thôn nghèo của tỉnh Bạc Liêu, huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Phước Long và các xã Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Hưng Phú, Vĩnh Thanh; diện tích tự nhiên 41.619 ha, 26.079 hộ, dân số 119.411 người, gồm 03 dân tộc chủ yếu là Kinh, Hoa và Khmer.   

03:00 11/04/2013 Lượt xem: 336
Bình Thuận là tỉnh có miền núi thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Toàn tỉnh có 34 dân tộc thiểu số sinh sống, với 14.647 hộ, chiếm tỉ lệ trên 7% so với dân số của tỉnh. Bình Thuận có 11 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao; 04 xã thuần dân tộc Chăm; 02 xã thuần dân tộc Tày, Nùng, Hoa và 20 thôn xen ghép dân tộc thiểu số vùng cao; 09 thôn xen ghép dân tộc Chăm; 03 thôn xen ghép dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Hơrê.  

02:58 11/04/2013 Lượt xem: 364
Xác định rõ tầm quan trọng của điện trong đời sống, sản xuất và đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Báo cáo đầu tư Chương trình cấp điện Tây Nguyên dành cho các thôn, buôn chưa có điện thuộc 5 tỉnh trong vùng là: Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng.  

02:57 11/04/2013 Lượt xem: 334
Từ nhu cầu thực tiễn của các địa phương vùng biên giới, xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng đã nổi lên như một điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự xóm (bản) khu vực biên giới”.  

02:56 11/04/2013 Lượt xem: 400
Nậm Cang là xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Xã có 3 thôn với 248 hộ và 1.425 khẩu, chủ yếu gồm hai dân tộc Mông và Dao. Trước những năm 2000 tỉ lệ hộ đói nghèo chiếm gần 80%; trên 70% dân số mù chữ; gần 30% số hộ gia đình có người nghiện thuốc phiện… cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của xã hầu như chưa có gì, nhiều hủ tục lạc hậu còn tồn tại từ lâu đời. Mặt khác, người dân Nậm Cang từ bao đời nay chỉ biết phá rừng làm nương rẫy, trồng ngô, lúa theo phương thức cũ nên cái vòng luẩn quẩn đói nghèo luôn đeo bám tồn tại nơi đây.  

02:55 11/04/2013 Lượt xem: 467
Là một tỉnh nghèo ở khu vực duyên hải miền Trung, Quảng Ngãi là địa phương gặp nhiều khó khăn trong phát triển đời sống kinh tế xã hội do hệ quả của chiến tranh và thiên tai bão lũ. GDP bình quân đầu người mới đạt 1.209 USD vào năm 2010. Đối với vùng sáu huyện miền núi Ba Tơ, Trà Bồng, Minh Long, Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Trà thì tình hình lại càng khó khăn hơn. Trong khi đó, thực trạng đội ngũ cán bộ ở đây lại còn nhiều bất cập hạn chế.  

02:53 11/04/2013 Lượt xem: 318
Nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Gia Lai là tỉnh có 34 dân tộc anh em cùng chung sống. Phụ nữ dân tộc thiểu số chiếm 45% dân số, có vai trò quan trọng trong gia đình và cộng đồng.