08:44 11/04/2013 Lượt xem: 340
Bác Ái là huyện miền núi của tỉnh Ninh Thuận, được hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; diện tích tự nhiên 103,090 ha, toàn huyện có 9 xã, 38 thôn, 5.308 hộ/24.860 khẩu, có 07 dân tộc anh, em cùng chung sống xen kẽ nhau như Raglai, Kinh, Chu Ru, Cơ Ho, Nùng, Chăm, Xơ Đăng, trong đó dân tộc Raglai chiếm trên 95 % dân số toàn huyện.

08:38 11/04/2013 Lượt xem: 346
Huyện Sơn Động là một trong số 62 huyện nghèo nhất cả nước thực hiện Chương trình 30a của Chính phủ với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Địa bàn huyện rộng, hầu hết là đồi núi trong khi dân cư thưa thớt, phần lớn là người dân tộc thiểu số. Đời sống của đại bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán sản xuất còn lạc hậu. Nhiều xã trình độ của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. 19 trí thức trẻ đăng ký và được phân công nhận nhiệm vụ tại các xã của huyện hầu hết là người địa phương, có trình độ đại học trở lên, có nguyện vọng và quyết tâm gắn bó, phục vụ quê hương. Trong số đó, người nhiều tuổi nhất sinh năm 1983, trẻ nhất sinh năm 1989, có sáu nữ, 15 người là người dân tộc thiểu số.  

08:36 11/04/2013 Lượt xem: 1445
Tri Tôn (An Giang) là huyện miền núi, có 15,5 km đường biên giới tiếp giáp với Campuchia. Huyện có có 13 xã, 02 Thị trấn và 79 khóm ấp, trong đó có 25 khóm ấp (60 phum sóc) có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống; dân số toàn huyện 132.625 người, trong đó dân tộc Khmer 45.116 người chiếm tỷ lệ 34,01 %. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn khá cao, chủ yếu tập trung trong dân tộc Khmer.  

08:31 11/04/2013 Lượt xem: 532
Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới phía Bắc, địa hình chia cắt phức tạp, ảnh hưởng mạnh đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của các ngành, các cấp, các dân tộc anh em trong tỉnh đã khắc phục khó khăn, đoàn kết vượt lên đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 12,6 triệu đồng, lương thực bình quân đạt 468 kg/người/năm. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo còn 32,9%; hộ cận nghèo 6,44%.

03:34 11/04/2013 Lượt xem: 421
Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới, có 12 dân tộc cùng sinh sống, đồng bào các dân tộc trong tỉnh luôn có truyền thống đoàn kết, yêu nước, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn. Trong những năm qua tỉnh Sơn La luôn xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu tại chính quê hương.  

03:25 11/04/2013 Lượt xem: 1504
Thực hiện Thông báo Kết luận số 64-TB/TW, Ban thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức hội nghị cán bộ toàn tỉnh quán triệt triển khai Thông báo kết luận của Ban Bí thư đã đề ra những quan điểm, mục tiêu chỉ đạo thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở từng vùng đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn toàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa nội dung văn bản của Trung ương, của tỉnh vào tổ chức thực hiện, đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, như: chính sách phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở; chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong cả nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27.12.2008 của Chính phủ…  

03:17 11/04/2013 Lượt xem: 414
Tỉnh Sóc Trăng hiện có trên 399.500 người Khmer, chiếm 30,71% dân số của tỉnh, là địa phương có đông đồng bào Khmer nhất cả nước. Năm 1994 khi mới tách tỉnh Sóc Trăng từ Hậu Giang (cũ), tình hình sản xuất và đời sống của nhiều hộ đồng bào Khmer gặp nhiều khó khăn. Đa số người Khmer sống tập trung ở nông thôn, thu nhập chủ yếu từ trồng lúa, rau màu và chăn nuôi nhưng tập quán canh tác lạc hậu, việc ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất nên hiệu quả kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 75%.  

03:07 11/04/2013 Lượt xem: 685
Cư Jút là huyện miền núi thuộc tỉnh Đắk Nông, với đặc thù là huyện biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ các nơi khác đến là một trở ngại không nhỏ tác động đến tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.  

03:02 11/04/2013 Lượt xem: 953
Từ năm 1986 - thời điểm Đại hội IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề ra đường lối đổi mới, Lào đang chuyển dần từ kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đạt nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.