Tri Tôn quan tâm chăm sóc đồng bào dân tộc Khmer
08:36 11/04/2013 Lượt xem: 1446 In bài viếtTri Tôn (An Giang) là huyện miền núi, có 15,5 km đường biên giới tiếp giáp với Campuchia. Huyện có có 13 xã, 02 Thị trấn và 79 khóm ấp, trong đó có 25 khóm ấp (60 phum sóc) có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống; dân số toàn huyện 132.625 người, trong đó dân tộc Khmer 45.116 người chiếm tỷ lệ 34,01 %. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn khá cao, chủ yếu tập trung trong dân tộc Khmer.
Toàn huyện có 97% dân số có tín ngưỡng với 116 cơ sở
thờ tự của các tôn giáo chính (Phật giáo, Thiên chúa, Tin lành, Cao đài, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa...), trong đó có 36 chùa Phật giáo Nam Tông Khmer, trên địa bàn huyện
có 555 vị sư sãi và 159 thành viên ban quản trị chùa.
Tri Tôn là Huyện Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong đấu tranh giải phóng
dân tộc, các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer… có truyền thống đoàn kết gắn bó trong đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc. Toàn huyện có 479 gia đình thương binh, 36 mẹ Việt Nam anh
hùng, 297 gia đình liệt sĩ, 1.817 gia đình có công với cách mạng, trong đó có
nhiều gia đình có công là người Khmer.
Người Khmer ở Tri Tôn có mối quan hệ thân tộc gắn bó với người Khmer ở Campuchia,
trong đó có người thân của họ hiện đã và đang tham chính ở Campuchia .
Trong những năm qua được sự quan tâm của TW, tỉnh cũng sự nỗ lực phấn đấu của
nhân dân trong huyện, đảng bộ tập trung lãnh đạo, khai thác lợi thế để đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Huyện đã chỉ đạo các nghành đầu tư nạo vét kênh
mương, xây dựng hệ thống thuỷ lợi vừa và nhỏ phục vụ sản xuất, thực hiện các
chương trình khuyến nông, khuyến công; mở 506 lớp tập huấn kĩ thuật và dạy nghề
cho 15.759 lao động nghèo, trong đó dân tộc Khmer được đào tạo nghề là 2.823 lao
động, giải quyết việc làm cho 1.520 lao động và 65 lao động xuất khẩu ở các nước
Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia… hướng dẫn ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, chăn nuôi; xây dựng 35 tiểu vùng sản xuất vụ Thu Đông (diện
tích 13.000 ha); Ngân hàng Chính sách đã giải ngân cho 19.192 lượt hộ nghèo, hộ
đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất với số tiền hơn 167 tỉ đồng. Ở các xã
vùng miền núi đã xây 5 trạm bơm điện phục vụ sản xuất, góp phần tăng vòng quay
của đất từ 1,82 lên 2,12 lần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (năm 2007 11,80% lên
14,31 % năm 2011).
Đảng bộ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh triển khai xây dựng 16 mô hình sản xuất có
hiệu quả: áp dụng chương trình 3 giảm, 3 tăng; 1 phải 5 giảm; 2 vụ lúa, 1 vụ màu;
2 vụ màu 1 vụ lúa; trồng mè; đậu phộng trên đất ven chân núi, nuôi lươn, trồng
cỏ chăn nuôi bò (thực hiện Đề án 25 đã cấp 2.716 con bò cho 1.358 hộ, 588 con
heo và 3.528 bao thức ăn cho 147 hộ; 12 máy phun thuốc cho 12 hộ), làm đường
thốt nốt, gốm sứ… mang lại hiệu quả kinh tế cao, được đồng bào dân tộc Khmer
hưởng ứng; từng bước làm thay đổi tập quán sản xuất qua đó một số hộ Khmer đã
thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hiện tại huyện có 5 công ty, xí nghiệp thu hút 3.000 lao động thường xuyên; kinh
tế hộ khá phát triển, toàn huyện có 1.508 hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết
việc làm thường xuyên 2.070 lao động.
Sản xuất công nghiệp đã thu hút được các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh
tham gia đầu tư trên địa bàn.
Nhìn chung, khu vực công nghiệp -xây dựng của huyện Tri Tôn đang từng bước phát
triển góp phần giải quyết được nhiều lao động tại chỗ cho người dân. Huyện đã
tạo mọi điều kiện phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, nhất là các ngành
nghề truyền thống gắn với du lịch (đan đệm bàng, làm nồi đất, se nhang, sản xuất
đường thốt lốt,…); khuyến khích đổi mới quy trình, thiết bị, công nghệ…; có
chính sách phát triển ngành cơ khí sửa chữa phục vụ sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và vận tải. Tuy nhiên việc phát triển còn mang tính
cá thể, hộ gia đình.
Hệ thống giao thông các xã vùng đồng bào Khmer ngày càng được đầu tư nâng cấp
hoàn thiện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xe 4 bánh đã đến 100%
trung tâm các xã; Chương trình 135, cùng các chương trình có cùng mục tiêu, cùng
đối tượng đã được lồng ghép để tăng hiệu quả xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là hệ
thống giao thông cho các xã Cô Tô, Ô Lâm, Núi Tô, An Tức (giai đoạn 2005-2010 đã
đầu tư nâng cấp 8.182 m đường, 47 m cầu cống, kinh phí 3.084,6 tỷ đồng). Thực
hiện phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều địa phương đã huy động
nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp bằng tiền, vật liệu, ngày công để mở rộng
nâng cấp đường nông thôn phum sóc, phục vụ đời sống, phát triển kinh tế với tổng
giá trị là 2,34 tỷ đồng. Các xã xây dựng xong kế hoạch cụ thể thực hiện Tiêu chí
2 trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020.
Đồng thời huyện còn triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Thực
hiện Quyết định số 1912/QĐ-UBND, ngày 24/8/2008 của UBND tỉnh An Giang “Đề án
phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho người dân tộc Khmer và Chăm giai
đoạn 2008-2010 với tổng số tiền đầu tư 1,968.8 tỷ đồng và Chính sách giúp đồng
bào dân tộc Khmer phát triển sản xuất ổn định đời sống, bằng hình thức hỗ trợ
trực tiếp theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/08/2009 của Thủ tướng Chính
phủ.
Đảng bộ quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như: đường nông
thôn; các công trình thủy lợi; trạm bơm điện; hệ thống cung cấp nước sạch; điện
sinh hoạt; xây dựng kiên cố trường lớp học; cải tạo nâng cấp trạm y tế, hệ thống
truyền thanh, bưu điện văn hoá, nhà văn hoá, trang bị các phương tiện sinh hoạt
cộng đồng; nhà ở, cụm tuyến dân cư...các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới… đã mang lại hiệu quả thiết thực, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi
và khởi sắc, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Hệ thống giáo dục đào tạo được mở rộng, mạng lưới trường lớp phát triển đều khắp
ở các xã, thị trấn. Chất lượng đào tạo được nâng lên. Đội ngũ giáo viên là người
dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ 18,55%, huyện đã mở lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho giáo
viên công tác vùng dân tộc được 11 lớp với 355 giáo viên tham dự và 04 lớp dạy
chữ Khmer cho 100 cán bộ, đảng viên. Chọn và cử tuyển 141 học sinh đi học các
Trường Đại học trong đó (dân tộc Khmer có 100 học sinh).
Bên cạnh đó công tác giáo dục ngoài nhà trường tiếp tục được duy trì và phát
triển như hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung cấp nghề Dân tộc;
Trung tâm học tập cộng đồng và dạy chữ Khmer trong các chùa Khmer.
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều tiến bộ, đảm bảo công tác khám
chữa bệnh cho người dân và làm tốt công tác vệ sinh phòng chống dịch, thực hiện
tốt các chương trình y tế quốc gia, đưa tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn
19,9 %, tỷ lệ tăng dân số còn 1,31 %. Đặc biệt huyện đã thành lập và đưa vào
hoạt động có hiệu quả phòng khám nhân đạo điều trị bình quân mỗi tháng từ
200-500 bệnh nhân nghèo miễn phí theo phương châm kết hợp Đông Tây y trong khám
chữa bệnh cho nhân dân.
Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao thông tin cổ động, được tổ chức
thường xuyên, thu hút đông đảo cán bộ và nhân dân tham gia, nổi bật là các lễ
hội truyền thống lịch sử của huyện, các lễ hội Chôl Chhăm Thmây gắn với ngày hội
văn hoá thể thao; lễ hội Donta gắn với đua bò bảy núi và các lễ hội khác tạo
không khí phấn khởi trong đồng bào dân tộc Khmer.
Toàn huyện có 138 điểm di tích lịch sử, trong đó có 25/36 chùa Khmer. Việc bảo
tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc Khmer ở Tri Tôn có tầm quan trọng
đặc biệt, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Đảng bộ tổ chức hội
thảo giữ gìn sự trong sáng của phật giáo Nam Tông Khmer, toạ đàm giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hoá Khmer Tri Tôn và công tác vận động quần chúng đóng góp để
sửa chữa trùng tu các chùa, phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, xây dựng
điểm sáng phum sóc, xây dựng chùa Khmer văn hoá, được các vị chức sắc tôn giáo
và các giáo dân đồng tình hưởng ứng.
Nhìn chung trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội khu vực biên giới vùng nông thôn, dân tộc luôn giữ vững ổn định; quan hệ đối
ngoại được thực hiện tốt trên tinh thần “hoà bình, hữu nghị, thân thiện và phát
triển”. Công tác bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng an ninh cho cán bộ cơ
sở, lực lượng học sinh và chức sắc các Tôn giáo, đã góp phần nâng cao ý thức
cảnh giác, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu “diễn biến hoà bình”, hoạt động chống
phá gây chia rẽ đoàn kết dân tộc tôn giáo của các thế lực thù địch, góp phần giữ
vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thông qua các tổ chức Mặt trận,
đoàn thể phát động nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, hoạt
động nhân đạo, từ thiện xã hội. Triển khai thực hiện tốt cuộc vận động phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với quy chế dân chủ cơ sở
và thực hiện “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các tầng
lớp nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân,
lòng tin của quần chúng nhân nhân đối với Đảng và Nhà nước ngày thêm củng cố.
Trần Văn Trạt