Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng ở tỉnh Sơn La
03:34 11/04/2013 Lượt xem: 422 In bài viếtSơn La là tỉnh vùng cao biên giới, có 12 dân tộc cùng sinh sống, đồng bào các dân tộc trong tỉnh luôn có truyền thống đoàn kết, yêu nước, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn. Trong những năm qua tỉnh Sơn La luôn xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu tại chính quê hương.
Về đời sống kinh tế: thực hiện hỗ trợ xây dựng được
902 mô hình phát triển kinh tế, trên 30.000 hộ tham gia; hỗ trợ trực tiếp cho
các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo các loại giống cây, con phục vụ cho phát
triển nông nghiệp, cung cấp 1.075.679 tấn phân bón, 1.656 máy móc, công cụ sản
xuất; tập huấn khuyến nông, khuyến lâm cho trên 15.000 lượt người; hỗ trợ 156,78
ha cho 594 hộ nghèo thiếu đất sản xuất; trợ giá các loại giống cây trồng
2.123.607 tấn; trợ cước vận chuyển phân bón 54.739,053 tấn; trợ giá, trợ cước
vận chuyển muối iốt được 28.780,766 tấn; trợ cước vận chuyển thủy sản 98.925
nghìn con; ngoài ra còn hỗ trợ cước vận chuyển dầu hỏa, cước tiêu thụ bông hạt,
dầu muối cấp không thu tiền và cấp giống với khối lượng là 1.302 tấn.
Về đầu tư phát triển hạ tầng: bằng nguồn vốn của các chương trình, chính sách
như: Chương trình 134, Chương trình 135 giai đoạn II, định canh định cư,… tỉnh
đã tập trung đầu tư xây dựng khá đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các xã
đặc biệt khó khăn; đầu tư xây dựng mới và sửa chữa được 505 công trình nước sinh
hoạt tập trung, 670 công trình nước phân tán, 60 công trình điện sinh hoạt; 77
công trình trường, lớp học, nhà bán trú học sinh, nhà ở giáo viên; 266 công
trình đường giao thông đến bản, xã được 1.039 km và 23 cầu treo; xây dựng mới 56
công trình thủy lợi và nâng cấp 167 nhà văn hóa; khai hoang, hỗ trợ đất sản xuất
được gần 157 ha đất, đảm bảo nước tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp; xóa xong
18.232 nhà tạm bợ, dột nát (theo Chính sách 134). Đến nay, 89/90 xã đặc biệt khó
khăn có đường ô tô đến trung tâm xã, 09 trung tâm cụm xã đã hoàn thành nhựa hóa
đường giao thông, thêm 324 bản có đường ô tô đến trung tâm bản, 70% số hộ ở các
xã đặc biệt khó khăn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 205/206 xã có trạm hạ thế
điện đạt 99%, 97% xã có trạm y tế xã. Cũng trong thời gian trên các xã đặc biệt
khó khăn đã có trên 7.000m2 trường lớp học và nhà bán trú học sinh thuộc các xã
đặc biệt khó khăn được đưa vào sử dụng... Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
trong những năm qua đã góp phần hết sức quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt
nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội: Hiện đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng được 537 lớp với
tổng số 30.342 lượt người, trong đó: cán bộ xã 5.342 lượt người; 22.819 cán bộ
bản, dậy nghề cho 2.181 thanh niên dân tộc thiểu số; hỗ trợ học sinh nghèo cho
161.031 lượt học sinh con hộ nghèo thuộc 90 xã khu vực III, 310 bản đặc biệt khó
khăn thuộc xã khu vực II. Tỷ lệ học sinh đặc biệt là học sinh nữ dân tộc ít
người như Mông, Dao, Kháng, La Ha được huy động đến trường ngày càng cao. Học
sinh là con em dân tộc thiểu số được hưởng các chế độ hỗ trợ học sinh bán trú
dân nuôi và chính sách hỗ trợ 50% học phí…; 90/90 xã đặc biệt khó khăn đã có
trạm y tế, 2.898/3.175 bản có y tế bản; 100% xã có điện thoại; thành lập mới
được 90 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, hỗ trợ hoạt động văn hóa và trợ giúp pháp
lý 1.480 triệu đồng; 22 trạm phát thanh truyền thanh tại 22 xã đặc biệt khó khăn.
Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc được quan tâm. Đến nay đại đa
số các xã đặc biệt khó khăn có nhà văn hoá phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Nhiều
bản, xã thành lập đội văn nghệ, đội bóng đá, bóng chuyền và tham gia các giải
thi đấu do tỉnh tổ chức đạt kết quả cao.
Về quốc phòng - an ninh: tình hình an ninh chính trị, an ninh tuyến biên giới
Việt Nam - Lào, trật tự an toàn xã hội được duy trì ổn định. Công tác tiếp dân
giải quyết đơn thư của dân được thực hiện chặt chẽ, thực hiện các cuộc thanh tra,
kiểm tra. Quan hệ đối ngoại hữu nghị, hợp tác giữa cán bộ và nhân dân 2 biên
giới Việt Nam - Lào tiếp tục được phát huy.
Từ những thành quả đã đạt được trong công tác dân tộc ở Sơn La, có thể rút ra
một số kinh nghiệm:
Một là, cần làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước trong đồng bào các dân tộc; nâng cao chất lượng các
chương trình phát thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa, thông
tin, tuyên truyền; tăng cường các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền
hướng về cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, chú trọng các
trường nội trú; củng cố kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng công
tác chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao thể chất cho đồng bào các dân tộc, nhất là
đồng bào thiểu số đặc biệt khó khăn.
Hai là, đẩy mạnh viêc quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ
tầng, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển những cây con phù hợp
và giá trị kinh tế cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến
khích nhân dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu hợp pháp; chăm lo phát
triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, chống mù chữ và tái mù chữ, nâng cao dân trí
cho đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt
khó khăn; củng cố phát triển mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở, nâng cao chất
lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ba là, tuyên truyền vận động nhân dân phát triển kinh tế, xó đói giảm nghèo,
nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng
cao biên giới; thực hiện có hiệu quả chương trình định canh, định cư, xóa đói
giảm nghèo, các chương trình của Chính phủ của tỉnh (Chương trình 135, Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số 3665, 177/QĐ-UBND của Ủy ban
nhân dân tỉnh…) về hỗ trợ các bản đặc biệt khó khăn, chưa ổn định sản xuất và
đời sống.
Bốn là, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân
tộc thiểu số, coi trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị
đối với cán bộ cơ sở. Có chính sách động viên, bồi dưỡng, phát huy vai trò của
già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín, đồng thời tăng cường công
tác vận động thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc tham gia vào các đoàn thể
chính trị - xã hội.
Năm là, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức đảng, hệ thống chính trị cơ sở thực sự
vững mạnh, củng cố lực lượng dân quân, tổ an ninh cơ sở, cụm dân cư tự quản;
tăng cường công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu, phát hiện và đấu tranh kịp thời với
các hoạt động truyền đạo trái phép, không để kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi
dụng, kích động, xuyên tạc.
Mai Thị Loan