Sơn La: 5 năm thực hiện kết luận số 64-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông

03:25 11/04/2013 Lượt xem: 1505 In bài viết

Kết quả 5 năm thực hiện Thông báo kết luận số 64-TB/TW của Ban Bí thư (Khóa X), tình hình kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là giao thông được đầu tư, xây dựng; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh, mỗi năm giảm được từ 4-5% hộ nghèo. Đầu tư xây dựng các trường phổ thông, trường bán trú, các lớp cắm bản, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, các trạm y tế, cung cấp các dụng cụ, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh được quan tâm; 100% số trạm y tế đã có nữ hộ sinh, mạng lưới nhân viên y tế bản. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt được nhiều kết quả, 100% xã có điện thoại, có đội văn nghệ, đội bóng đá, bóng chuyền; đầu tư, nâng câp các trạm phát thanh, truyền thanh bằng tiếng dân tộc; cấp phát 22 loại báo, tạp chí đến các đối tượng thụ hưởng; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội vùng biên giới, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Lào ổn định và phát triển toàn diện. Hầu hết các bản đều có các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Mông có sự chuyển biến về số lượng và chất lượng; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; hệ thống dân vận từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động tham mưu giúp caaos ủy tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác dân vận; nắm tình hình tư tưởng, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân tham mưu giải quyết các kiến nghị, đề xuất chính đáng của nhân dân; phát động các phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình công tác “dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội đã đổi mới về nọi dung và phương thức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng; thường xuyên phát động các phong trào thi đua tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; phát huy vai trò già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Kết quả tổng số vốn giao các chương tình dân tộc vùng dân tộc Mông (giai đoạn 2007-2011) là 1.010.284 triệu đồng (Chương trình 135 là 676.968 triệu đồng; Chương trình 134 là 87.054 triệu đồng; Chương trình định canh, định cư là 28.975 triệu đồng; Chương trình trợ giá, trợ cước là 84.224 triệu đồng; Chương trình trung tâm cụm xã là 24.000 triệu đồng; Chương trình chính sách cho vay vốn phát triển sản xuát đổi với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo quyết định 32/2010/QĐ-TTg là 24.603 triệu đồng; Chương trình hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg là 58,460 tỷ đồng)

Kết quả 5 năm thực hiện Thông báo số 64-TB/TW ở đồng bào dân tộc Mông tỉnh Sơn La, rút ra một số kinh nghiệm:

Một là, có sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Đảng, Nhà nước với chính sách dân tộc đúng đắn được tổ chức thực hiện sáng tạo phù hợp với thực tiến địa phương ở vùng đồng bào dân tộc Mông.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy trong các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, quan tâm chăm lo phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Thực hiện có hiệu quả nội dung cam kết “5 có, 5 không”, tuyên truyền vận động đồng bào xóa bỏ hủ tục lạc hậu, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông để bảo đảm phát triển bền vững.

Ba là, kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc Mông; quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bố trí hợp lý cơ cấu cán bộ dân tộc đối với các chức danh chủ chốt ở cơ sở, phát huy vai trò của Bí thư Chi bộ, trưởng bản, trưởng dòng họ, già làng, trưởng bản, người có uy tín và phân công cán bộ hiểu biết phong tục tập quán về công tác ở vùng dân tộc Mông.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Thông báo kết luận số 64-TB/TW, trong thời gian tới cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau: Thường xuyên chỉ đạo làm tốt chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào dân tộc Mông; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách và chương trình, dự án, phát huy dân chủ trong triển khai thực hiện các dự án, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạt tầng, phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Mông… Chăm lo phát triển giáo dục đào tạo; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, xây dựng nếp sống văn hóa mới… Tăng cường tuyên truyền vận đồng đồng bào không trồn, tái trồng cây thuốc phiện, áp dụng và thay thế cây thuộc phiện bằng cây trồng, vật nuôi có năng suất cao; xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm… Quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại dân cư để đồng bào có đất sản xuất sinh sống lâu dài, ổn định đời sống. Làm tốt công tác nắm địa bàn, giải quyết dứt điểm các vấn đề có bức xúc có liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc Mông vững mạnh. Đổi mới nội dung, phướng thức, chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể; tuyên truyền, giáo dục vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tích cực phát triển kinh tế; định canh định cư gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới; phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; nội dung bản cam kết “5 có, 5 không” ở đồng bào Mông Sơn La.

Mai Thị Loan