10:17 25/03/2013 Lượt xem: 347
Chúng tôi đến xã Nậm Búng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) vào những ngày cuối tháng 4, giữa lúc đất trời giao mùa từ xuân sang hè, cây cối bắt đầu đơm hoa kết trái và đánh dấu thời điểm bước vào mùa vụ mới của đồng bào các dân tộc địa phương.
10:14 25/03/2013 Lượt xem: 393
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển giáo dục vùng dân tộc, nhiều năm qua, các địa phương có đông học sinh người dân tộc thiểu số như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận, Bình Phước đã không ngừng kiện toàn những chính sách chăm lo, phát triển giáo dục vùng khó, vùng đồng bào dân tộc ít người.
10:12 25/03/2013 Lượt xem: 325
Xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) có 684 hộ dân với gần 3.000 nhân khẩu, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy đất đai rộng và màu mỡ, người dân cần cù chịu khó nhưng do thiếu vốn, thiếu giống và đặc biệt là thiếu kiến thức thâm canh canh tác vì vậy bà con luôn trong tình trạng thiếu đói hàng năm. Đây là trăn trở lớn của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong xã từ nhiều năm nay. Và cơ hội tháo gỡ chỉ đến khi có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn nhất là chính sách ưu tiên vay vốn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và khuyến khích đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.
10:12 25/03/2013 Lượt xem: 390
Hướng Hóa là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây tỉnh Quảng Trị; là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Diện tích tự nhiên của huyện là 115.715 ha, dân số 78.763 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50% (gồm các dân tộc Pa Kô, Vân Kiều).
10:10 25/03/2013 Lượt xem: 337
Huyện vùng cao Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là huyện được đầu tư theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, dân số 50 ngàn người, là huyện có nhiều dân tộc anh em như Mông, Thái, Kinh, Khơ mú, Xạ phang, Dao, trong đó 73,5% là người dân tộc Mông. Những năm qua được sự đầu tư của Trung ương và tỉnh, sự giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ban, ngành, cùng tinh thần đoàn kết thống nhất của đồng bào các dân tộc, huyện Tủa Chùa đã tận dụng tốt thời cơ, tranh thủ mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp tục đổi mới toàn diện, giữ vững ổn định chính trị , bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội và đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá cao và tăng đều trên tất cả các ngành, lĩnh vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các mặt văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được nâng lên nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
10:09 25/03/2013 Lượt xem: 306
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên 8.323,74 km2, có đường biên giới với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) dài 231,74 km; dân số 831.887 người; có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Nùng chiếm 42,97%, dân tộc Tày chiếm 35,92%, dân tộc Kinh chiếm 16,5%, còn lại là các dân tộc khác như: Dao, Hoa, Sán Chay, Mông…Lạng Sơn có 10 huyện và 01 thành phố, trong đó có 05 huyện biên giới; có 207 xã, 05 phường, 14 thị trấn; trong đó có 20 xã và 01 thị trấn biên giới, có 2.322 thôn, khối phố, trong đó có 89 thôn biên giới.
10:08 25/03/2013 Lượt xem: 1648
Huyện Bắc Trà My được tái lập từ huyện Trà My theo Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Là một huyện vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên: 825,44 km2. Dân số toàn huyện là 39.194 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 51,41%, dân tộc Cadong 34,12%, dân tộc Xêđăng 0,26%, dân tộc Cor 10,95%, dân tộc Mơnông 1,76%, các dân tộc khác 1,77%. Dân cư phân tán không đồng đều, mật độ dân số bình quân: 47,26 người/km2.
10:03 25/03/2013 Lượt xem: 395
Toàn Sơn là xã thuần nông còn nhiều khó khăn của huyện Đà Bắc (Hòa Bình). Cả xã có 1.200 hộ với hơn 5.000 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, Dao... nhưng có tới 31% là hộ nghèo. Nguyên nhân chủ yếu do trình độ dân trí thấp, giao thông khó khăn, địa hình chia cắt, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vào mùa mưa lũ thường xuyên gây sạt lở, tắc đường khiến cho một bộ phận dân cư bị chia cắt với phần còn lại của xã càng làm đời sống của bà con ngày càng thiếu thốn.
10:03 25/03/2013 Lượt xem: 346
Huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) gồm 14 đơn vị hành chính (13 xã và 01 thị trấn) với dân số 104.092 người, có 23.232 hộ, trong đó có 2.674 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 11.696 khẩu, gồm 13 thành phần dân tộc (Chăm, Chơ-ro, Cơ-ho, Dao, Gia-rai, Hrê, Hoa, Khơ-me, Mường, Nùng, Tày, Ra-glai, Thái), chủ yếu là dân tộc Cơ-ho, Ra-glai và dân tộc Chăm, định canh định cư tại 12 thôn xen ghép của 6 xã, 01 thị trấn. Kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn, trình độ sản xuất lạc hậu, chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, thiếu đất sản xuất; Dân số số tăng nhanh, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội từng lúc từng nơi còn diễn biến phức tạp như lấn chiếm đất đai, khiếu nại vượt cấp, truyền đạo trái pháp luật.