Công tác dân vận ở huyện vùng cao Tủa chùa
10:10 25/03/2013 Lượt xem: 338 In bài viếtHuyện vùng cao Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là huyện được đầu tư theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, dân số 50 ngàn người, là huyện có nhiều dân tộc anh em như Mông, Thái, Kinh, Khơ mú, Xạ phang, Dao, trong đó 73,5% là người dân tộc Mông. Những năm qua được sự đầu tư của Trung ương và tỉnh, sự giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ban, ngành, cùng tinh thần đoàn kết thống nhất của đồng bào các dân tộc, huyện Tủa Chùa đã tận dụng tốt thời cơ, tranh thủ mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp tục đổi mới toàn diện, giữ vững ổn định chính trị , bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội và đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá cao và tăng đều trên tất cả các ngành, lĩnh vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các mặt văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được nâng lên nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
Trao đổi với chúng tôi ông Thào A Sình, Ủy viên
Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Tủa Chùa cho biết: để công tác dân vận
thực sự gần dân, trọng dân, hiểu dân; nói dân hiểu, làm dân tin: Ban Dân vận
Huyện ủy chỉ đạo các đoàn thể tổ chức cho đoàn viên, hội viên học tập mục đích,
yêu cầu, nội dung, ý nghĩa tầm quan trọng của Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011
của Bộ Chính trị; Kế hoạch 03-KH/TW ngày 1/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thông
qua việc thường xuyên học tập cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân
các dân tộc trong huyện đã thực hiện tốt lời dạy của Bác, luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm, sáng tạo trong công việc. Hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở chủ
động nghiên cứu tham mưu, đề xuất để đảng bộ, chính quyền huyện, các xã, thị
trấn có những quyết sách đúng đắn lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội đạt được
nhiều thành tích.
Cấp ủy, chính quyền các ban, ngành, đoàn thể có nhiều chương trình phối hợp nhằm
hướng về cơ sở như: Mặt trận tổ quốc đã vận động nhân dân thực hiện tốt cuộc vận
động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tích cực tham
gia công tác xây dựng đảng, chính quyền; Liên đoàn Lao động làm tốt công tác bảo
vệ quyền và lợi ích cho công nhân viên chức và người lao động, vận động đoàn
viên xây dựng mái ấm công đoàn; Hội Nông dân huyện tích cực vận động hội viên và
nhân dân tham gia sản xuất, gieo trồng trên nương dưới ruộng; làm tốt công tác
phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội trong việc cho hội viên vay vốn phát
triển kinh tế; Hội phụ nữ duy trì hoạt động của các câu lạc bộ phụ nữ với pháp
luật, chị em hội viên xây dựng gia đình hạnh phúc, phát huy có hiệu quả Xưởng
thêu tại thôn Tà Là Cáo xã Sính Phình; Đoàn thanh niên vận động đoàn viên thanh
niên thực hiện tốt cuộc vận động “Tuổi trẻ Điện Biên làm theo lời Bác”; tổ chức
các phong trào thanh niên tình nguyện vì cộng đồng; Hội Cựu chiến binh gương mẫu
đi đầu trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a tích cực xóa đói giảm
nghèo trong gia đình hội viên; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thường xuyên
xuống cơ sở có các hoạt động dân vận thiết thực, giúp nhân dân phát triển sản
xuất, nắm chắc tình hình tại địa bàn góp phần tham gia xây dựng đảng, chính
quyền trong sạch, vững mạnh, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn. Chính vì vậy, những năm gần đây kinh tế của huyện luôn ổn định và
có bước phát triển khá. Hiện Đảng bộ huyện có 1.888 đảng viên, có 47 tổ chức cơ
sở đảng, số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh chiếm 53%; hoàn thành
tốt nhiệm vụ chiếm 47%; không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém. Đến nay toàn huyện
đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng ngô, đậu tương,
chăn nuôi đại gia súc ở các xã phía Nam, vùng chè Shan Tuyết, vùng măng tre Bát
Độ, vùng cây chủ cánh kiến ở các xã phía Bắc. Cùng với đó nhiều công trình hạ
tầng được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ các nguồn vốn đầu tư của Chính phủ
như các Chương trình 134, 135, 167/CP đã làm thay đổi cơ bản diện mạo ở các xã,
thôn, bản. Tuyến đường từ thị trấn huyện đi các xã phía Bắc, phía Nam đã được
rải nhựa, từ trung tâm các xã đến các thôn, bản đã có đường cho xe máy đi lại
được cả 4 mùa, trường học, trụ sở, điểm bưu điện văn hóa ở các xã đã được kiên
cố hóa, văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, quy mô giáo dục và đào tạo
tiếp tục phát triển, chất lượng nâng lên rõ rệt; công tác y tế, chăm sóc sức
khỏe nhân dân được quan tâm, nhiều năm liền không để xảy ra dịch bệnh lớn. Đạt
được những thành tích trên có phần đóng góp không nhỏ của công tác dân vận.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới đồng chí Trưởng ban Dân vận Huyện cho rằng. Hệ
thống dân vận các cấp tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện về công
tác dân vận, nghiên cứu những vấn đề phát sinh từ cơ sở để tham mưu đúng, trúng
những kiến nghị của nhân dân các dân tộc với Đảng bộ huyện,; chú trọng đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc bắt đầu bằng việc đào tạo các em thiếu
niên về học văn hoá cấp tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên sau đó lựa chọn các em có học lực khá giỏi, phẩm chất đạo đức tốt,
gửi đi đào tạo tại các trường đào tạo của Trung ương và của tỉnh để làm nguồn kế
cận lâu dài. Thường xuyên vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân không ngừng học
tập nâng cao trình độ, tập trung phát triển kinh tế, xã hội; củng cố và nâng cao
lòng tin của nhân dân các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
Đỗ Thành Trung