Chuyển biến về xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Tán Linh
10:03 25/03/2013 Lượt xem: 347 In bài viếtHuyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) gồm 14 đơn vị hành chính (13 xã và 01 thị trấn) với dân số 104.092 người, có 23.232 hộ, trong đó có 2.674 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 11.696 khẩu, gồm 13 thành phần dân tộc (Chăm, Chơ-ro, Cơ-ho, Dao, Gia-rai, Hrê, Hoa, Khơ-me, Mường, Nùng, Tày, Ra-glai, Thái), chủ yếu là dân tộc Cơ-ho, Ra-glai và dân tộc Chăm, định canh định cư tại 12 thôn xen ghép của 6 xã, 01 thị trấn. Kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn, trình độ sản xuất lạc hậu, chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, thiếu đất sản xuất; Dân số số tăng nhanh, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội từng lúc từng nơi còn diễn biến phức tạp như lấn chiếm đất đai, khiếu nại vượt cấp, truyền đạo trái pháp luật.
Từ thực tế trên, năm 2002 Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận đã
ban hành Nghị quyết số 04 NQ/TW của Tỉnh ủy về phát triển toàn diện dân sinh
kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bám sát Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ và Kế
hoạch 2085 của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân huyện Tánh Linh đã đề ra nghị quyết và kế hoạch tổ chức thực hiện; tổ chức
học tập quán triệt cho cán bộ chủ chốt của các ban, ngành, đoàn thể và các xã,
thị trấn trong huyện phổ biến đến toàn thể cán bộ, nhân dân các thôn xã vùng
đồng bào dân tộc, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo, đề ra quy chế hoạt động của
Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho 11 cơ quan, ban ngành thuộc huyện trực
tiếp giúp đỡ 11 thôn đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhận thức đất sản xuất là tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với các hộ đồng
bào dân tộc thiểu số, các cấp ủy từ tỉnh xuống huyện đã chỉ đạo giao đất đúng
mục đích, tạo điều kiện cho bà con có đất sản xuất để xóa đói giảm nghèo.
Việc thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện cũng được thực
hiện. Đến nay trên địa bàn huyện Tánh Linh hiện có 6/15 thôn, bản nhận giao
khoán bảo vệ rừng, với diện tích 14.726.21 ha/376 hộ, nhờ đó đời sống của đồng
bào được cải thiện, công tác bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực.
Từ năm 2002 đến nay toàn huyện đã cho 220 hộ vay 354 con bò cái sinh sản với
tổng vốn vay 1.772.900.000 đồng. Từ năm 2005 đến nay Ngân hàng Chính sách - xã
hội đã tích cực phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai thu nợ
bò vay được 1.691.900.000 đồng/200 hộ. Hiện nay dư nợ còn 81.000.000 triệu đồng/20
hộ.
Ban dân tộc tỉnh đã hợp đồng với 13 hộ có nhu cầu nhận chăm sóc, nuôi dưỡng 13
con bò đực giống lai sind để phối giống cho đàn bò cái sinh sản trên địa bàn
huyện, qua thời gian chăm sóc nuôi dưỡng, số bò được phối giống sinh sản 179 bê
con, đã mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là giải quyết công lao động nhàn
rỗi, tận dụng được phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp như thân cây bắp, đậu,
rơm, … phục vụ cho chăn nuôi hộ gia đình. Đến nay nhiều hộ gia đình đã có thêm
từ 3 - 4 con bê con, từng bước giúp đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống.
Cùng với các chương trình trên, các công trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng,
tạo điều kiện để phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới. Đến nay, các
công trình công cộng đã đầu tư xây dựng trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống gồm 140 công trình/109.559 triệu đồng: đường giao thông: 39 công
trình; Trường học: 39 công trình; 26 công trình điện: gồm 12 nhà văn hóa thôn; 7
trạm y tế; 3 công trình thủy lợi; 03 chợ; 09 công trình nước sinh hoạt đã góp
phần phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân
dân, tạo niềm tin tưởng phấn khởi trong nhân dân.
Việc khôi phục ngành nghề truyền thống trước đây bị mai một như dệt thổ cẩm ở
đồng bào Chăm thị trấn Lạc Tánh, sản xuất đũa tre ở xã La Ngâu, nghề chằm nón,
vót đũa ở xã Suối Kiết được khuyến khích đầu tư tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều mặt
hàng cho xã hội, vừa tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào. Trung tâm
dịch vụ phát triển miền núi tỉnh thực hiện chính sách trợ cước trợ giá hỗ trợ
được 1.123.839 kg mặt hàng các loại cho 25.737 lượt hộ gia đình, để giúp các hộ
đồng bào tháo gỡ khó khăn.
Công tác xóa đói giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền coi trọng. Với những nỗ lực
đầu tư từ các chương trình, chính sách đã giúp cho bà con người dân tộc thiểu số
có đời sống ổn định, nhiều hộ đã thoát nghèo. Đến cuối năm 2010 toàn huyện giảm
được 812 hộ, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
hiện nay còn 19,15%/475 hộ; năm 2011 giảm 380 hộ, chiếm 15%.
Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo cũng là một trong những nội dung cốt lõi của công tác
xóa đói giảm nghèo. Tính đến cuối năm 2010 kết hợp các nguồn vốn đã hỗ trợ xây
mới 1.413 căn/1413 hộ với tổng gía trị là 12.917 triệu đồng; trong đó, từ nguồn
vốn địa phương của tỉnh và huyện đầu tư xây dựng 49 căn/49 hộ/392 triệu đồng,
nguồn vốn 167 đã xây dựng được 150 căn /150 hộ/ 2.250 triệu đồng; nguồn vốn
Chương trình 134 triển khai đã thực hiện xây dựng 1.214 căn/1214 hộ/10.275 triệu
đồng, so với kế hoạch đạt 167%, vượt 528 căn so với đề án được phê duyệt.
Trong những năm qua, các cơ quan, Ban ngành thuộc huyện về giúp các thôn, bản và
tổ công tác về giúp xã La Ngâu luôn duy trì được mối quan hệ phối hợp công tác
trong suốt thời gian thực hiện Nghị quyết, nhờ đó trong chỉ đạo thực hiện Nghị
quyết ở từng cấp, từng ngành đã được phân định nhiệm vụ, quyền hạn rõ hơn, kịp
thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh ở cơ sở, giúp đỡ đồng bào,
hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn, tổ chức cuộc sống, góp phần phát triển dân sinh,
kinh tế-xã hội của địa phương.
Điều dễ nhận thấy, trong gần 10 năm qua, việc thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh
uỷ, Nghị quyết 11 của Huyện uỷ, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ
Huyện uỷ, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, mặt trận, đoàn thể đã tập
trung đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Với sự đầu
tư lớn của tỉnh, nỗ lực vươn lên của bà con dân tộc thiểu số đã phát huy khả
năng tại chỗ để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thay đổi rõ bộ mặt nông thôn
mới. Nhiều chỉ tiêu của Nghị quyết đề ra đã hoàn thành như: cấp đất sản xuất,
giao khoán bảo vệ rừng, vay vốn phát triển chăn nuôi bò, đầu tư ứng trước và
thực hiện lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng. Do đó, hiện
nay trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tánh Linh đã giảm được hộ đói nghèo;
bình quân lương thực đầu người tăng, nhiều hộ đã vươn lên thành hộ khá, giàu và
mua sắm được các phương tiện có giá trị phục vụ nhu cầu cuộc sống. Kết cấu hạ
tầng như điện, đường, trường, trạm, chợ được nhà nước quan tâm đầu tư đã cơ bản
đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của
nhân dân. Đến nay 100% xã, thôn đồng bào dân tộc thiểu số đã có đường giao thông
đi lại thuận lợi, 100 % số hộ gia đình dân tộc thiểu số có điện thắp sáng; tỷ lệ
trẻ em đến trường đúng độ tuổi đạt khá, hiện tượng có khai giảng mà không bế
giảng như trước đây, nay không còn nữa.
Với những kết quả đạt được trong gần 10 năm thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy,
Huyện ủy rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Một là: Các nghị quyết xuất phát từ lợi ích của nhân dân, thể hiện chủ trương
đúng đắn, nội dung cụ thể, giải pháp đồng bộ, mang lại lợi ích thiết thực cho
đồng bào dân tộc thiểu số đáp ứng được những vấn đề thiết thực dân cần như ăn ,
ở, đi lại, sinh hoạt, học tập thì nghị quyết sẽ sớm đi vào cuộc sống, được nhân
dân đồng tình hưởng ứng.
- Hai là: Việc triển khai cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết là khâu rất
quan trọng, các chỉ tiêu, nội dung nghị quyết phải được cụ thể hóa chi tiết,
chặt chẽ bằng chương trình, kế hoạch, sát với thực tế. Việc điều hành phải sâu
sát, cụ thể, bám sát các nội dung trọng tâm, trọng điểm; chỉ đạo phải kiên quyết,
có sự phân công phụ trách và xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng
phòng, ban, từng ngành có liên quan; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và
định kỳ hàng năm tổ chức sơ tổng kết nghị quyết để rút kinh nghiệm.
- Ba là: Các cấp, các ngành, mặt trận, đoàn thể và các phòng, ban được phân công
đã coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ xã, thôn, bản và
đồng bào được thụ hưởng chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Tỉnh ủy, huyện
ủy để nâng cao nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm, tự phấn đấu vươn lên
thoát nghèo, khắc phục triệt để tư tưởng trông chờ, ỷ lại nhà nước. Từ huyện đến
xã đã thành lập Ban chỉ đạo để giúp Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn
trong suốt quá trình thực hiện Nghị quyết. Hoạt động của 11 cơ quan, ban ngành
thuộc huyện trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ 11 thôn đồng bào dân tộc thiểu số xen ghép
các chương trình bám sát địa bàn, chỉ đạo sâu sát cụ thể, tạo điều kiện giúp các
xã phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống cho đồng bào nhất là những
lĩnh vực có liên quan đến chuyên môn của ngành mình; tích cực vận động cán bộ,
công chức của ngành đóng góp hỗ trợ giúp xã và đồng bào.
Huyện đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, nhất là đội
ngũ cán bộ cơ sở, luôn có ý thức trách nhiệm, tích cực hưởng ứng các phong trào,
không “tơ hào” những đồng vốn của công trình. Hệ thống chính trị vùng đồng bào
dân tộc thiểu số được quan tâm xây dựng và đạt được kết quả nhất định trên cả
hai nhiệm vụ: củng cố bộ máy, bố trí sắp xếp và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ tại chỗ. Từ năm 2002 đến nay, huyện đã chọn
cử 23 em là đồng bào dân tộc thiểu số đi đào tạo tại các trường trong tỉnh và
của Trung ương.
TS. Nguyễn Thế Tư