10:33 09/06/2015 Lượt xem: 1387
Mường Tè, tỉnh Lai Châu là một huyện vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đồng đều, kinh tế còn chậm phát triển. Tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi, triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, mục tiêu quốc gia, Đảng bộ huyện Mường Tè đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, đánh thức tiềm năng kinh tế của từng vùng miền, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

10:32 09/06/2015 Lượt xem: 1150
Khi mới thành lập, Nậm Nhùn đứng trước hàng loạt những khó khăn cần phải giải quyết. Huyện có 11 xã, thị trấn thì 9 xã thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn. Cơ sở vật chất tạm bợ; hệ thống giao thông, thuỷ lợi kém phát triển. Đội ngũ cán bộ công chức thiếu và yếu, hàng chục cán bộ cấp xã trình độ chưa qua tiểu học. Tình hình an ninh nông thôn của huyện còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; nhiều xã như Nậm Ban, Nậm Pì, Trung Trải tồn tại các hoạt động tôn giáo trái phép, tuyên truyền nhà nước Mông; nhiều điểm ma tuý phức tạp thuộc các xã như Lê Lợi, Mường Mô, Hua Bum…” (đồng chí Lê Đức Dục, Bí thư Huyện uỷ Nậm Nhùn chia sẻ).

10:31 09/06/2015 Lượt xem: 707
Ngày 27/12/2013, Chính phủ ra Nghị quyết số 131/NQ-CP về thành lập thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Lai Châu, là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với sự nỗ lực phấn đấu của thành phố Lai Châu sau 10 năm xây dựng và phát triển.

10:24 09/06/2015 Lượt xem: 894
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả hai nghiên cứu: Đánh giá tác động kinh tế - xã hội các dự án tái định cư thủy điện và hiệu quả các chính sách giao đất, giao rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhiều bất cập cũng như khoảng trống chính sách đối với hai vấn đề được đánh giá là liên quan mật thiết đến xóa đói giảm nghèo, đảm bảo sinh kế, môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số.

03:20 09/06/2015 Lượt xem: 938
Quân Khê, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ), là xã có cơ cấu sản xuất nông nghiệp chiếm 65,6%, dân trí thấp, trình độ sản xuất lạc hậu, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, thu nhập bình quân gần 8,2 triệu đồng/người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao so với mặt bằng của huyện, tỉnh. Nhưng có sự đầu tư của các chương trình, dự án, sự quan tâm của các cấp, ngành chức năng, đặc biệt là sự sâu sát của lãnh đạo xã, “bộ mặt” nông thôn mới ở Quân Khê đã có những đổi thay.

03:18 09/06/2015 Lượt xem: 632
Đồng Xuân là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên với huyện lỵ là thị trấn La Hai, cách thành phố Tuy Hòa 45km, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, tổng diện tích tự nhiên là 1063 km2. Huyện Đồng Xuân được thành lập từ năm 1611, cùng với Tuy Hòa là hai huyện đầu tiên của tỉnh Phú Yên. Đồng Xuân là địa bàn có truyền thống cách mạng vẻ vang. Ngày 5/10/1930, tại thôn Đồng Bé, xã Xuân Long, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Phú Yên được thành lập và đến tháng 01/1931, Tỉnh ủy Phú Yên lâm thời được thành lập tại La Hai. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân huyện Đồng Xuân đã phối hợp với các đơn vị bạn tham gia đánh địch thắng lợi nhiều trận, góp phần đập tan chiến dịch Atlante của địch. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đồng Xuân đã lập nhiều chiến công vang dội, làm phá sản nhiều âm mưu của địch như: Đánh bại chiến dịch Hải Yến (năm 1952), tập kích vào trung tâm biệt kích Đồng Tre, tiền đồn Xuân Phước... Hiện nay trên địa bàn Đồng Xuân vẫn còn lưu giữ nhiều di tích của phong trào cách mạng vẻ vang.

03:12 09/06/2015 Lượt xem: 609
Công ty Điện lực Phú Yên được thành lập ngày 15/10/1989 trên cơ sở Chi nhánh điện Tuy Hòa – Sông Cầu sau khi chia tách tỉnh Phú Khánh thành 02 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Hiện tại, Công ty Điện lực Phú Yên có 518 cán bộ, công nhân viên chức, được biên chế tại 22 đơn vị trực thuộc gồm: 12 Phòng chức năng, 09 Điện lực tại các huyện, thành phố; 01 Xí nghiệp cơ điện.  

03:10 09/06/2015 Lượt xem: 579
Xây dựng nông thôn mới là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược để thực hiện thành công Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

03:08 09/06/2015 Lượt xem: 1661
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng trong thời kỳ kháng chiến. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện; diện tích tự nhiên hơn 3.541 km2, dân số hơn 1,1 triệu người với 46 dân tộc, trong đó 45 dân tộc thiểu số có khoảng 300 nghìn người, chiếm 27% dân số cả tỉnh. Cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên sinh sống chủ yếu ở miền núi, vùng cao, trên một địa bàn rộng lớn chiếm 90% diện tích toàn tỉnh.