Huyện Si Ma Cai: hướng tới Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ II
10:11 26/11/2014 Lượt xem: 377 In bài viếtCăn cứ Văn bản số 1315/UBDT-DTTS ngày 24/12/2013 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ II và Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 07/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai lần thứ II; Ủy ban nhân dân huyện Si Ma Cai xây dựng Kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện lần thứ II. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số là ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; khẳng định và ghi nhận công lao to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đại hội là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc trên địa bàn huyện; là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng, cổ vũ và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, đề cao giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.
Tiêu chí đại biểu dự đại hội được quy định: Đối với đại biểu dự đại hội thay mặt cho tập thể phải là người dân tộc thiểu số đại diện cho thôn, xã; các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tiêu biểu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, y tế, giáo dục, an ninh - quốc phòng, tôn giáo; có thành tích nổi bật trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc tại vùng dân tộc thiểu số được bầu chọn là điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước thời gian qua.
Đối với đại biểu là cá nhân, người dân tộc thiểu số tiêu biểu phải có thành tích nổi bật trong một hoặc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc được bầu chọn là điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước thời gian qua. Ngoài các tiêu chí trên, khi chọn đại biểu, có thể vận dụng kết hợp các tiêu chí như: Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; nông dân, công nhân, thanh niên, phụ nữ, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, người cao tuổi, nhà doanh nghiệp, chức sắc tôn giáo… Việc chọn cử đại biểu dự đại hội phải đảm bảo dân chủ, bình đẳng, công khai và đồng thuận từ cơ sở. Một đại biểu chính thức có thể vừa là người dân tộc thiểu số tiêu biểu, vừa là đại diện tập thể tiêu biểu, đại diện giới, lứa tuổi, thành phần dân tộc, tôn giáo, lĩnh vực…
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Si Ma Cai lần thứ II dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2014. Mục tiêu của đại hội là động viên đồng bào các dân tộc trong huyện phát huy sức mạnh, chia sẻ khó khăn, vượt qua thử thách cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng quê hương Si Ma Cai vững bước theo con đường đổi mới, góp phần cùng tỉnh và cả nước thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
Để tiếp tục phát huy truyền thống
vẻ vang của các thế hệ đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Si Ma Cai quyết tâm từ
nay đến năm 2020 thực hiện tốt những nội dung sau:
Tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, sử dụng tối
đa, có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội, đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các thôn bản, xã có nhiều
khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao; trọng tâm là thực hiện tốt Đề án giảm nghèo nhanh
và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; Chương trình 135, Chương trình
xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, y tế, nước
sạch, vệ sinh môi trường... đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sản
xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Tập trung giải quyết những vấn đề: Thiếu nước sinh hoạt, nhà tạm, cung cấp tư liệu, dụng cụ sản xuất, làm tốt công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư, ổn định đời sống cho đồng bào nghèo. Thực hiện tốt chính sách chăm sóc sức khoẻ khám chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Chăm lo hơn nữa sự nghiệp giáo
dục, giữ vững và duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo.
Công tác cán bộ là khâu then chốt để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước, là nhân tố quyết định trong công cuộc đổi mới ở địa phương. Vì vậy,
tập trung làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ người dân
tộc thiểu số, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số có
trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
mới. Do đó, cần thực hiện tốt chính sách giáo dục và đào tạo cho con em các dân
tộc, phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ người dân tộc thiểu số ở cơ sở có trình
độ văn hoá trung học phổ thông, 98% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên,
30% có trình độ cao đẳng, đại học, 70% cán bộ chủ chốt có trình độ trung cấp lý
luận trở lên, tổ chức các lớp dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh
niên dân tộc thiểu số.
Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số,
đặc biệt là các thuần phong mỹ tục, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc
thiểu số; nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá”, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, nhất là trong các thôn còn đặc
biệt khó khăn; kiên quyết bài trừ tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, ngăn chặn
việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng để phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh truyền hình, tăng cường các hoạt động văn hoá thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở, tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình ở các xã, phục vụ nhu cầu thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Thường xuyên nâng cao cảnh giác với âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng huyện Si Ma Cai thành khu vực phòng thủ vững chắc; giải quyết kịp thời đơn thư kiếu nại, tố cáo của nhân dân, không để xảy ra điểm nóng về an ninh, chính trị; tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường sống bình yên cho nhân dân các dân tộc thiểu số trong huyện.
Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống mọi biểu hiện cục bộ, chia rẽ bè phái mất đoàn kết giữa các dân tộc; ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước để chống phá cách mạng; tăng cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.
Tăng cường công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở;
phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ, người có uy tín
trong cộng đồng các dân tộc tham gia bảo vệ và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Thương Huyền
(Tạp chí Dân tộc số 164, tháng 8/2014)
[NNL: DTH]