09:20 01/11/2013 Lượt xem: 1396
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta thể hiện quyết tâm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trên thực tế, Chương trình đã tác động sâu rộng đến nông nghiệp - nông dân - nông thôn trên phạm vi cả nước, đem lại luồng sinh khí mới cho các cộng đồng dân cư nông thôn, nhất là ở miền núi - nơi đồng bào vẫn còn nhiều, thiếu khó. Qua hơn 2 năm thực hiện, đã có nhiều điểm sáng, nhiều địa phương trở thành điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để đạt được đầy đủ 19 tiêu chí mà Chương trình đề ra, đối với khu vực miền núi đòi hỏi phải có thời gian và sự hỗ trợ đặc biệt về cơ chế, chính sách cũng như sự tích cực, tự nguyện đóng góp công sức, nguồn lực của người dân…

09:31 01/10/2013 Lượt xem: 473
Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ trong các buôn, làng, thôn, bản. Ngoài ra còn có các vị chức sắc tôn giáo như: thầy mo, các sư sãi, thầy cả, thầy cúng… Trong cộng đồng 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, dân tộc nào cũng có những lớp người tiêu biểu, có uy tín của dân tộc mình. Họ là những người được cộng đồng yêu mến, kính trọng và suy tôn. Lớp người này có hiểu biết sâu rộng về môi trường tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi…); am hiểu luật tục, phong tục, nếp sống của cộng đồng; giỏi ứng xử trong đối nội và đối ngoại liên quan đến đời sống và sinh mệnh của cộng đồng; gương mẫu, có đạo đức, lối sống lành mạnh, vừa có khả năng tổ chức tốt cuộc sống gia đình mình vừa có ý thức trách nhiệm giúp đỡ các thành viên khác trong cộng đồng; khi cần, họ có thể hy sinh quyền lợi của bản thân vì lợi ích của cộng đồng.

02:41 01/10/2013 Lượt xem: 1405
Thực trạng hôn nhân cận huyết thống trong một số dân tộc thiểu số lên đến 10%, với 4 ảnh hưởng tiêu cực: sự tiến bộ xã hội của đất nước; chất lượng nguồn nhân lực; khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi; sự phát triển nhân chủng học của một số tộc người thiểu số. TS Hoàng Xuân Lương- Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhận định: Nếu người Việt Nam đang ở "vùng trũng" về tầm vóc, thể lực so với các dân tộc khác trên thế giới thì đồng bào dân tộc thiểu số lại ở "vùng trũng" của Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tập tục lạc hậu từ xa xưa còn tồn tại đến ngày nay mà đồng bào chưa từ bỏ được- hôn nhân cận huyết thống. Có mối quan hệ biện chứng, vừa là nguyên nhân, vừa là hệ lụy của nghèo đói đa chiều, hôn nhân cận huyết thống đang trở thành rào cản đối với Việt Nam trong việc hoàn thành tất cả các "mục tiêu thiên niên kỷ" mà liên hợp quốc đặt ra. Với mong muốn làm rõ thêm một số vấn đề xung quanh hôn nhân cận huyết thống, từ số này Tạp chí Dân tộc giới thiệu loạt bài phản ảnh thực trạng, hệ lụy cùng những giải pháp giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta.

03:58 27/09/2013 Lượt xem: 342
Ban chỉ đạo Tây Bắc vừa tổ chức Hội nghị biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số 5 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Qua những câu chuyện mộc mạc, giản dị mà chân thành tham luận tại hội nghị đã khẳng định: Người có uy tín chính là điểm tựa vững bền của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng các dân tộc thiểu số.

09:29 08/08/2013 Lượt xem: 436
Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Những năm qua, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách ưu tiên, tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số. Qua hơn 25 năm đổi mới, nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được đào tạo chuyên môn và trình độ cao ngày càng lớn về số lượng và tiến bộ về chất lượng. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được đào tạo ở hầu hết các ngành nghề thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Số lượng các dân tộc có cán bộ được đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ngày một nhiều hơn. Một số dân tộc thiểu số rất ít người trước đây chưa có cán bộ được đào tạo từ trình độ đại học trở lên, thì nay hầu hết các dân tộc thiểu số rất ít người đã có cán bộ được đào tạo trình độ đại học. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ngày càng lớn mạnh, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt tham gia trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương. Hiện nay, nhiều đồng chí Lãnh đạo ở Trung ương và địa phương vùng dân tộc, miền núi là người dân tộc thiểu số; có một số tỉnh (miền núi phía Bắc) hầu hết cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý là người dân tộc thiểu số.

03:24 07/08/2013 Lượt xem: 803
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc. So với người Kinh, mức độ nghèo của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Khmer sâu sắc hơn. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào nghèo vùng Tây Nam bộ nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nghèo nói riêng. Nhờ đó đã từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.Tuy nhiên, kết quả xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng chưa bền vững; tỷ lệ hộ tái nghèo và phát sinh nghèo hàng năm còn cao; khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa dân tộc này với dân tộc khác trong vùng chưa được thu hẹp. Theo số liệu của Vụ Tôn giáo - Dân tộc thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, tính đến 02/2011, số hộ nghèo người Khmer là 72.084 hộ, chiếm 18,39% tổng số hộ nghèo toàn vùng. Từ thực trạng đói, nghèo và công tác xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam bộ thời gian qua, chúng tôi đề xuất một số giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững:

02:47 06/08/2013 Lượt xem: 7389
Theo phân định của Ủy ban Dân tộc, miền núi - vùng cao nước ta trải dài trên một không gian địa lý rộng lớn thuộc địa bàn 18 tỉnh, (trong đó có 12 tỉnh vùng cao và 6 tỉnh có miền núi), với hơn 150.000 km2, chiếm 47% diện tích cả nước. Đây cũng là nơi cư trú lâu đời của nhiều nhóm dân tộc thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc anh em. 

10:24 02/08/2013 Lượt xem: 378
Hiện nay, tình hình giảm nghèo có xu hướng chậm lại và khó khăn hơn. Công cuộc giảm nghèo còn nhiều thách thức, trong đó một thách thức lớn là giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, người nghèo chủ yếu tập trung trong nhóm người dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

03:00 02/08/2013 Lượt xem: 579
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; có diện tích tự nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước; tổng dân số hiện nay hơn 5.282.000 người, dân tộc thiểu số (DTTS), bản địa chiếm 25,5%, các DTTS nơi khác đến chiếm 7,6%.